Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2008

Gửi những ai muốn đọc..

Đã khuya....khó chịu, suy nghĩ, không ngủ được là cảnh hiện giờ của tôi, nói thì không ai nghe (mắc công tưởng "khùng" vì giờ này chỉ có mình tôi thức!), quyết định viết cho nhẹ bớt..
Hôm nay ngày đầu tiên của năm học ban ngày thế nào TCKT05? mệt mỏi và oải nhỉ? học nhiệt khí hậu khó mà hay hen, nhưng không khí học thì không vui tí nào! tôi đóan các bạn có người sẽ có những suy nghĩ như tôi, hay những suy nghĩ khác, tích cực có, tiêu cực có phải không?
Thế giới không hòan tòan tuyệt đối về bất cứ điều gì, cái gì cũng có ngọai lệ! Thầy nói như vậy có phần hơi quá! mỗi người mỗi cảnh, thầy không thể so sánh chúng ta với chính quy! Về hòan cảnh, điều kiện học cũng như về thời gian chúng ta khác. Hỡi TCKT05! lòng đam mê, tính chịu khó của các bạn đâu? Có phải chăng công việc, hòan cảnh của các bạn hiện giờ đã lấp chồng vào đó và cảm thấy thế đủ??
Nhưng cái gì cũng có ý nghĩa của nó, nếu không nhờ thầy Huấn, nhờ những lời nhắc nhở đó chắc tôi cũng không "thức khuya" vậy đâu!hihi. Tôi tin con người "mạnh" hơn con người nghĩ và các bạn cũng vậy! Không hiểu sao ai càng nói, càng thử thách tôi thì tôi lại càng muốn làm cho người ta thấy! Tôi học không phải vì bằng, tôi cũng chẳng có "tay","chân" hay "cẳng" gì trong ngành ráo! Thậm chí gia đình tôi còn không đủ điều kiện cho tôi học thỏa sức...nhưng tôi vẫn học ...học để có kiến thức; học để chứng tỏ cho "người ta" thấy họ làm được, tôi cũng làm được; học để cải thiện hòan cảnh gia đình tôi hiện tại...
Điều làm tôi tự hào nhất là những người bạn của tôi, trong ngành có, bạn lớp chính quy cũng có, bạn bên Văn Lang cũng có, bạn đã ra trường và thành đạt cũng có! Các bạn tin tôi đi chúng ta không kém họ, không khác họ, mà thậm chí còn hơn họ về mặt thời gian (đối với người chưa đi làm!) ; điều kiện tiếp cận thực tế (đối với người đã đi làm!) và ở tinh thần đòan kết tập thể. Có khác chăng là do môi trường học tập, khác chăng là do chính suy nghĩ của các bạn..
Với kiến thức khiêm tốn của mình, trong khả năng tôi sẽ gíup các bạn trong học tập. Hãy cùng tôi bước những bước tiếp theo thật vững vàng, vượt qua rào cản tinh thần, qua 2 năm khó khăn này nhé!
Xin lỗi các anh chị, những người có tuổi đời "già" hơn tôi nếu tôi có điều gì đó không đúng. Xin lỗi các bạn, những người sau khi đọc xong những lời này có ý không đồng tình với tôi và xin lỗi thầy Huấn nếu một ngày đẹp trời nào đó vô tình"..."hihi
Đăng bài này trong blog, tôi không biết phải để ở chủ đề nào?hình như nó hơi bị lạc đề nhưng hy vọng nó không thừa...hy vọng sẽ giúp "những người" kịp suy nghĩ, hy vọng sẽ đánh thức khả năng tiềm tàng trong TCKT05 và tôi luôn hy vọng. . . .

Đọc thêm ...

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

TCKT05 lưu ý!!!

Môn cơ học kết cấu 1 thứ hai tuần sau nghỉ nhé ! lớp mình sẽ học bù vào tối thứ bảy tuần này nha!

Đọc thêm ...

SV KT – Các nhà tuyển dụng mong đợi những gì ở các bạn khi ra trường?

Hiện nay, theo thống kê mỗi năm các trường Đại học tại Việt Nam bao gồm cả công lập và dân lập đào tạo số lượng sinh viên kiến trúc khá lớn (Trường ĐH Xây dựng 400 SV/năm, Trường ĐH Kiến Trúc HN 400 SV/năm, Trường ĐH kiến trúc TP HCM 500 SV/năm...), bổ sung một số lượng lớn kiến trúc sư cho các tỉnh thành trong cả nước. Kiến trúc sư ngày nay đã và đang đóng góp hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước khi mà cả Việt Nam đang là một “đại công trường”.

Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra hiện nay là số lượng kiến trúc sư rất nhiều nhưng chất lượng đáp ứng nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp thì không nhiều. Đối với các nhà tuyển dụng, kiến trúc sư mới ra trường để trở thành một kiến trúc sư thật sự, có thể làm chuyên môn tốt còn cần rất nhiều thời gian để hòa nhập và làm được việc. Gần 100% doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng phải bỏ kinh phí hoặc mất thời gian đào tạo lại cho kiến trúc sư mới ra trường. Đó cũng chính là lý do tại sao doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng thờ ơ với sinh viên mới ra trường?

Là sinh viên kiến trúc, trong cùng một môi trường học tập, hầu hết các bạn sinh viên đều chưa định hướng rõ rệt sau này công việc mình định làm là gì. Trong thực tế, sinh viên kiến trúc ra trường sẽ có nhiều hướng đi khác nhau:

  • Kiến trúc sư nghiên cứu: Nghiên cứu viên (làm cho các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học)
  • Kiến trúc sư chủ trì thiết kế, triển khai bản vẽ: Làm công ăn lương (làm cho các doanh nghiệp)
  • Kiến trúc sư quản lý dự án
  • Tự thành lập doanh nghiệp
Tuy nhiên, dù sau này ra làm gì, để ra trường có thể hòa nhập vào môi trường làm việc ngay và bắt kịp với kiến trúc sư đã có nhiều kinh nghiệm, mỗi sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần tự trau dồi và đáp ứng những tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc.


Kiến thức

Dù làm việc theo định hướng nào, công việc thực tế đều đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào công việc thực tiễn, khả năng tự nghiên cứu phát huy tính sáng tạp chủ động trong công việc. Kiến thức chuyên môn cơ bản của chuyên ngành kiến trúc có thể chia làm 2 loại:
  • Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);
  • Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước …
Kiến thức cứng có thể được tich lũy trong suốt quá trình học tập tại trường đại học (trong quá trình học, làm bài tập, đồ án môn học) và quá trình thực tập tại các xưởng, các công ty kiến trúc. Các kiến thức này cần được sinh viên chú ý ngay từ khi mới bắt đầu bắt tay vào đồ án chuyên ngành đầu tiên. Sinh viên cần tham khảo các đồ án đã có, tìm hiểu các công trình thực tế xem một hồ sơ kỹ thuật sẽ được triển khai như thế nào. Hiện nay, hầu hết trong các đồ án sinh viên vẫn tự bằng lòng với mức độ triển khai ý tưởng bao gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt cắt ở mức đơn giản đến sơ lược. Chính vì vậy khi ra làm thực tế, hầu hết các kiến trúc sư mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn, gặp nhiều sai sót hoặc thậm chí không thể triển khai hồ sơ kỹ thuật của một công trình dù là đơn giản nhất.

Trong công việc thực tế, kiến trúc sư nắm giữ vai trò khá quan trọng, vừa chủ trì về kiến trúc (quy hoạch) vừa khớp nối các bộ môn khác (điện, nước, kết cấu…) với nhau nên kiến thức mềm luôn đóng vai trò bổ xung, hỗ trợ cho kiến trúc sư trong nghề nghiệp, giúp kiến trúc sư sáng tạo, và chủ động hơn trong công việc.


Kỹ năng

Trong thời đại phát triển hiện nay, khi nền kinh tế tri thức được đề cao, các kỹ năng làm việc luôn được đề cao vì chúng mang tính hỗ trợ và quyết định sự thành công trong công việc của mỗi kiến trúc sư. Các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn cho kiến trúc sư bao gồm:
  • Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint…
  • Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm, khả năng quản lý công việc; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng cứng ở đây là yêu cầu tối thiểu cho một kiến trúc sư mới ra trường. Hiện nay, 100% các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng yêu cầu kiến trúc sư khi làm việc phải thành thạo các phần mềm autocad, photoshop, 3D MAX. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để được tuyển dụng.

Đặc biệt, ngành kiến trúc là một ngành đặc thù chuyên về hoạt động tư vấn, việc giao dịch, thuyết trình dẫn tới thuyết phục các khách hàng, các chủ đầu tư, các sở ban ngành liên quan. Các kỹ năng mềm giúp các kiến trúc sư nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo được khả năng thành công của dự án và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.


Thái độ làm việc

Trong bất cứ một công việc nào dù nhỏ hay lớn, thái độ làm việc phản ánh rất nhiều năng lực và tính cách của mỗi cá nhân. Thái độ làm việc khi mới tham gia công việc cần nhất là tính chuyên nghiệp cao, được thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó, dám chịu trách nhiệm của mỗi kiến trúc sư.

Thái độ làm việc trước hết quyết định sự thành công của chính công việc được giao và sau đó quyết định sự thành công (vị trí, mức lương) trong công việc của chính các kiến trúc sư.

Mỗi sinh viên kiến trúc khi đã chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc phù hợp dù có làm việc trong môi trường nào, công việc nào, đúng chuyên ngành hay phải làm trong một vị trí không phù hợp thì những tiêu chí này vẫn là những chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công cho bất kỳ sinh viên kiến trúc nào trong tương lai.
( từ forum http://tuvankientruc.com.vn/)

Đọc thêm ...

Vườn trên mái

Trong thời buổi "tấc đất tấc vàng" như hiện nay thì việc có một không gian xanh tại những thành phố lớn quả thật là quý giá. Trồng cây trên mái nhà là một giải pháp tạo không gian xanh có thể áp dụng cho hộ gia đình hay cả một không gian đô thị.

1. Cấu tạo của kết cấu mái trồng cây bên trên (lý thuyết)


Phương pháp thứ nhất:


Phương pháp thứ 2:

Tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết

2. Các ưu điểm chính của kết cấu trồng cây trên mái.

Các lợi ích riêng

a. Lợi ích về kinh tế: tiết kiệm giá thành cho người chủ công trình bao gồm:

- Tiết kiệm chi phí thay thế: Thời gian tồn tại lâu hơn gần gấp đôI máI nhà thông thường.

- Tiết kiệm năng lượng làm ấm và chi phí làm mát không khí. Tuỳ thuộc vào hướng nhà, khí hậu và loại máI sử dụng..


b. Cách âm: Đất, cây và các lớp vật liệu có thể sử dụng để làm cách âm. - Sóng âm thanh do thiết bị máy móc, giao thông, máy bay có thể bị hấp thu, phản xạ hoặc tán xạ bởi kết cấu. Lớp VL ở phía dưới ngăn cản âm có tần số thấp, cây trồng bên trên có khả năng ngăn cản âm có tần số cao.

- Một máI trồng cây xanh với lớp trung gian bên dưới dày khoảng 12cm có thể giảm 40 decibels âm thanh.


Các lợi ích chung

a. Lợi ích về kinh tế

- Chính sách chung cho việc phát triển Green Roof ( GR ) sẽ tạo nhiều việc làm liên quan đến vấn đề thi công kĩ thuật. ở Đức, số công nhân làm cho ngành công nghiệp GR là 12.000 người, nếu như tất cả các máI nhà được phủ xanh thì số công nhân sẽ là 100.000 người.

- Tiết kiệm chi phí cộng đồng bao gồm giảm giá thành trong việc táI tạo không khí, giảm các yêu cầu đối với việc cách ly, bảo vệ bên trong nhà.

- Giảm các nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ.


b. Cải thiện chất lượng không khí

- Lọc các chất độc hại ở không khí: không chỉ hấp thu nhiệt độ, có xu hướng giảm sự biến đổi nhiệt độ mà còn lọc các lớp không khí truyền qua nó.

- Ví dụ: 1 m2 mái trồng cỏ có thể lọc được 0,2 kg chất độc hại từ không khí trong 1 năm.

- Trao đổi Cacbon dioxide và Oxygen: Trong quá trình quang hợp thì cây xanh hấp thụ nước, cacbon và AS mặt trời để tạo ra Oxy và Gluco.Temperature Regulation ( Điều hoà nhiệt độ ).

- Tác động đến nhiệt độ chung của đô thị

- Cách ly công trình: Nó được sử dụng để cách ly cho các ngôi nhà. Việc tạo bóng mát xung quanh bề mặt bên ngoài nhà được chứng minh là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng các biện pháp cách ly bên trong.

- Cách ly nhiệt độ công trình bằng cách ngăn cản nhiệt độ truyền qua nó. Chức năng cách ly này đạt hiệu quả cao nhất khi ta sử dụng đất trồng là một loại đất tơi xốp, độ ẩm cao và cây trồng là loại cây có tán rộng.

- Tạo nên một Vi Khí Hậu: tác động đến sự thu và toả nhiệt của công trình. Nó cũng tác động đến độ ẩm, chất lượng không khí và phản xạ hơi nóng ra ngoài môI trường xung quanh. Nếu kết hợp với các công trình xanh khác sẽ đóng vai trò trong việc thay đổi khí hậu của toàn thành phố.

c. Nước

- Thu chứa nước mưa: Trong mùa hè, tuỳ vào loại cây và chiều dày của các lớp trung gian, giữ lại lượng nước mưa vào nó. Và vào cả mùa đông.

-Lọc nước: không chỉ giữ nước mưa mà còn điều chỉnh nhiệt độ của nước và làm việc như một máy lọc tự nhiên.



d.Lợi ích xã hội

- Tạo mĩ quan.

- Cải thiện sức khoẻ.

- Tạo không gian nghỉ ngơi giảI trí: có thể là một sự khắc phục việc thiếu không gian xanh trong các đô thị.

- Các nghiên cứu chỉ ra rằng những hoạt động rảnh rỗi nghỉ ngơI trong các không gian tự nhiên rất quan trọng và nó giúp con người giải toả Stress.

- Bảo tồn môi trường sống, quần thể động, thực vật và đôi khi còn cung cấp thức ăn.


Sau đây là một số hình ảnh trồng cây trên mái nhà ở một số nơi trên thế giới:





Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này

Đọc thêm ...

Hướng dẫn cơ bản sketchup cho anh em nè

Đây là giao diện SketchUp sau khi cài và crack



Vào Toolbar tắt Large Button, mở thêm Shadow, Section, tắt Standar ...
Vào Window-Preference-Bật Sandbox tool.
Nếu có cài POVRAY và SU2POV thì mở thêm Light, Parameter, Export...
Vậy là chỉnh xong giao diện, làm việc cho tiện. Từ nay mở Su ra nó tự động hiển thị như vậy luôn



Để vẽ với đơn vị mm, bạn thay đổi trong View-Tourguide-Unit. Tắt Enable Snaping sẽ cho phép bạn vẽ những đơn vị nhỏ ( không bị nhảy điểm )



Một vài kênh quản lí bản vẽ trong SU: Page, Layer, Outliner, Entity Info, Material, Component, bản hiệu chỉnh khi click chuột phải ...
Nói về Page trước.
Vào View-Tourguide-Add Page vậy là bạn đã tạo thêm 1 camera để view bản vẽ.
Camera là 1 góc nhìn, mỗi camera lưu 1 setting khác nhau về Shadow, Rendering ...đặc biệt là hide.
Nếu bạn hide một số cạnh trong bản vẽ ở Page 1 thì chuyển qua Page 2 chúng vẫn ko bị hide. Nên bạn chỉ nên hide cạnh thừa ở 1 page duy nhất để tránh mất công làm nhiều lần .

[right][i]Trích: 51kd1.com/forum[/i][/right].

Trả Lời Với Trích Dẫn
Quản lí bằng Layer.

Bạn mở bẳng Layer trong Window-Layer. Model của bạn có nhiều layer nhưng vẫn hiển thị cùng 1 màu (đen).
Layer có tác dụng giúp bật/tắt các Group đối tượng nhanh mà ko cần chọn.
Bạn nên để Layer hiện hành là Layer0 và vẽ mọi thứ bằng layer này ( theo kinh nghiệm của mình) sau đó Group 1 nhóm lại và đặt tên, chọn layer khác cho chúng.
Bạn phải đặt tên Group cho thích hợp để sau này dễ chọn hide chúng hơn trong bảng Outliner.
Bạn có thể hide Group vừa tạo xong bằng cách tắt Layer hoặc tắt trong bảng outliner.
Nếu 2 Group với 2 layer A và B giao nhau ( Intersect with Model ) và Layer 0 hiện hành thì các cạnh tạo ra sẽ mang layer 0.



Quản lí bằng Outliner

Vào Window-Outliner.
Outliner là 1 kênh chuyên quản lí các Group & Component. Để bản vẽ nhẹ và dễ quản lí, bắt buộc phải Group tất cả mọi thứ mình vẽ ra. Khi Edit các Group, muốn chuyển qua Group khác để edit thường ta phải thoát Group rất mất công, nếu chuyển trong bảng Outliner sẽ tiện hơn nhiều.
Outliner cho phép quản lí Group-trong-Group. Bạn có thể Move 1 Group C vốn nằm trong Group A sang nằm trong Group B (di chuột). Gần như move trong cây thư mục vậy.



Chọn Layer0 hiện hành - Vẽ - Make Group - Đặt tên - Chọn Layer thích hợp - Xếp vô bảng Outliner cho thích hợp - (Quản lí linh tinh) - Vẽ tiếp

Quản lí Vật liệu SU: Bảng Material.

Bảng này hiện ra khi chọn công cụ Paint. Bạn có thể đặt 1 thư mục các ảnh Map ở máy, sau đó dẫn đường dẫn đến để dùng trong ô Create-Use Texture Image.
Khi bạn dùng 1 map, nó được gán vào Model của bạn luôn (Khác với Max và Cad) nên bản vẽ sẽ nặng thêm. Nên bạn không được để quá nhiều texture thừa trong bảng ''In Model'' của Material. Nếu không bản vẽ sẽ nặng thêm đáng kể. Nếu thừa quá nhiều phải Purge (Phần sau).

[right][i]Trích: 51kd1.com/forum[/i][/right].
Trả Lời Với Trích Dẫn

Quản lí thư viện SU bằng Component: Vào Window-Component.
Đây là bộ thư viện các Model SU. Các bạn sưu tập SU Model vào 1 thư mục rồi dẫn đường dẫn ra xài, cái này thì có tiện hơn Material chút xíu
Bạn có thể Make Componet 1 vật thể trong bài của bạn rồi ''Save As'' ra 1 bản khác để tạo 1 component mới vào thư viện của bạn.
Khi bạn nhận 1 component vào bài và xóa nó đi thì nó vẫn còn trong bảng Component, mục In Model. Bản vẽ vẫn bị nặng thêm đáng kể nên phải chú ý không để có 1 component thừa nào. Cũng có thể Purge để xóa chúng như Material

[right][i]Trích: 51kd1.com/forum[/i][/right].

Bảng hiệu chỉnh khi click chuột phải vào đối tượng: Gồm có
_Entity Info đã kể
_Xóa
_Hide/Unhide: để giấu các đối tượng ...cần giấu



_Explode phá Group
_Select: Giúp chọn nhanh
_Area đo diện tích
_Make Group/Component đã kể
_Intersect with Model: Bản chất kênh này là vẽ thêm giao tuyến giữa các mặt được chọn. Từ đó có thể trừ khối. Giao tuyến đó thuộc về Layer hiện hành
_Reverse face: Lộn trái mặt để áp vật liệu
_Flip along: dùng để Mirror
_Soften: Làm mượt khối
_Zoom Extend: Xem toàn bộ đối tượng chọn



Rendering trong SU: Cái này thì hầu như ai cũng biết rồi, gồm có Shadow, X-ray, Các hiệu ứng vẽ cạnh ... Trong bảng View.
Bạn có thể quản lí Redering thêm ở mục Window-Display Setting.
Khi xuất ảnh bạn nhớ phải để Profile Edge để các cạnh có đủ độ đậm, vì thể hiện trong bài với xuất ảnh của SU có hơi khác nhau.

[right][i]Trích: 51kd1.com/forum[/i][/right].
Bạn có thể chỉnh độ tụ cho bản vẽ hoặc chuyển hẳn sang pc trục đo (không tụ) trong bảng Camera-Field of View/Perspective.



Ruby Script. Đây là các đoạn mã viết để thêm lệnh cho SU, tương tự như Lisp của Cad.



Section Plane: Nghĩa là mặt cắt.
Bạn chọn công cụ này trong Tools-Section Plane và move nó đến vị trí cần cắt.
Bạn có thể Tắt/bật mặt cắt này trong bảng Section trên thanh công cụ.
Bạn nên tạo cỡ 5, 6 mặt cắt ở từng ấy vị trí trong Model. Bạn kích đúp vô mặt cắt nào mc đó sẽ cắt. Bạn muốn vẽ bình thường thì tắt hết chúng đi. Cách quản lí này rất tiện lợi.



SU cho phép bạn hide (giấu) mọi đối tượng bằng cách kích chuột phải-hide. Nếu là các cạnh, đường thì hide nhanh bằng cách xài cục tẩy rồi Shift+Erase
Bạn vào bảng view-view hidden Geometry để chúng hiện ra rồi Unhide.
Đây chỉ là cách thông thường nhất, và thường để hide các đối tượng ko phải là Group. Với Groups bạn nên hide bằng bảng Outliner.



Hệ thống các đường gióng (Construction line)
Đây là các đường gạch gạch, dài vô tận hoặc có kích thước chuyên dùng để gióng mốc nhằm vẽ tiện hơn.
Vẽ bằng công cụ Tape Measure hoặc Protractor.
Các đường này ko tham gia tạo hình nhưng các đường/mặt có thể bắt điểm vào chúng.
Bạn quản lí các C-line này trong bảng Edit

[right][i]Trích: 51kd1.com/forum[/i][/right].
Trả Lời Với Trích Dẫn

Đây là vài kênh để dựng các mặt lập thể

1. Khi move vài cạnh/mặt, các đối tượng dính dáng đến cũng bị kéo theo.
2. Khi xoay 1 mặt hay cạnh, hình cũng biến dạng tương ứng.
3. Khi Scale cũng thế.
4. Follow Me có trên thanh công cụ, bản chất là trượt 1 mặt theo 1 đường để tạo hình
5. From Cotour để phủ mặt cho nhiều đường thẳng/cong bất kì, kênh này nằm trong bảng Sandbox



6. Lệnh này để dựng nhanh 1 mặt cong từ 1 hình phẳng. Rất hiệu quả nếu hình phẳng không quá dài.
Bạn kết hợp Extrude mặt đó và scale. Sau cùng Soften nó để làm mượt
Chỉ dùng 6 kênh này đã đủ đê mình dựng các hình tương đối khó



Chuyện gán Map mình có ý kiến thế này:

_Map trong Su định dạng SUMap (*.skm). Trong máy các bạn nếu đã có thư viện Map rồi thì Create từng cái áp vô bài, đó là cách thông thường nhất.

_Có thể chọn những map hay xài nhất để đưa vô thư viện *.skm bằng cách edit như sau, các bạn xem qua ảnh đã
1.Bạn tạo 1 bản vẽ mới trong đó áp nhiều ảnh map đã được chỉnh kích cỡ, màu sắc, opacity ... thích hợp. Sau đó Make Component tất cả lại và Save As thành 1 file thư viện Map chuẩn.

2.Trong bản vẽ này, phần In Model sẽ chứa tất cả các Map bạn vừa vẽ. Bạn chọn từng cái rồi chuyển sang phần Library.

3.Bạn chọn 1 thư mục tương xứng trong Library rồi chọn nút Insert Material.

4.Vật liệu sẽ được lưu vô Library Skm. Sau đó bạn Save Library lại, lần sau mở ra các map này tự động có trong Library.

_Còn nếu ban ngại edit Library thì khi đổ vật liệu cứ Insert component ''thư viện map chuẩn'' rồi lấy màu từ đó đổ vô bài là xong. Làm xong thì purge cái thư viện đi cho nhẹ [right][i]Trích: 51kd1.com/forum[/i][/right].

( Nguồn từ forum 51kd1.com )

Đọc thêm ...

Johkasou - Hệ thống xử lý nước thải mới



Theo dự báo của các nhà khoa học, trong những năm tới, vấn đề con người phải đương đầu chính là nạn ô nhiễm môi trường. “Chúng ta đang làm cho sự sống của mình ngày càng mỏng manh khi chính chúng ta đang tàn phá môi trường sống của chính mình. Hãy bắt đầu các giải pháp để cải tạo môi trường ngay từ bây giờ dù đã muộn!” không còn là khẩu hiệu mà đã trở thành những chương trình hành động của đa số các quốc gia.


Ở nước ta hiện nay việc xử lý chất thải từ các nhà vệ sinh thông thường được thông qua hệ thống bể phốt, tuy có đạt được một số kết quả nhất định, song nhìn chung hệ thống xử lý này còn rất nhiều tồn tại như còn khoảng từ 60-70 cặn bã không phân hủy được, hàm lượng các kim loại nặng và chất BOD còn ở mức cao (lớn hơn 50 mg%) và nhiều chất độc hại khác phải thải ra môi trường.

Các nguồn nước thải từ nhà tắm, máy giặt, nhà bếp được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước công cộng đã làm cho các kênh, mương và sông thoát nước của các thành phố lớn và các khu dân cư tập trung bị ô nhiễm nghiêm trọng và đôi khi cũng gây cho chủ nhân của các ngôi nhà phiền toái đáng kể, đó là điều mà ai cũng nhận thấy.

Một trong những giải pháp cải thiện môi trường được áp dụng tại Nhật Bản là sử dụng rộng rãi trong toàn xã hội hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn Johkasou (1982). Theo một số chuyên gia thì thực trạng của Việt Nam tương đối giống với Nhật Bản những năm đó nên việc áp dụng hệ thống Johkasou ở VN lúc này là rất phù hợp và thuận lợi.

Johkasou là hệ thống xử lý chất thải và nước sinh hoạt đạt được những chỉ tiêu tiên tiến, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về bảo vệ môi trường hiện nay của các nước phát triển.

Thiết bị Johkasou gồm phần vỏ được chế tạo bằng vật liệu Dicyclopentadiene – Polymer hoặc nhựa Coposite kết hợp sợi hóa học, một máy bơm và 5 bể lọc khí, 2 bể lọc màng sinh học – vi sinh hiếm khí và một bể trữ nước đã qua xử lý, có khoang khử trùng bằng clo…Hệ thống thiết bị này được thiết kế gọn nhẹ, tối ưu nhằm đem lại cho chúng ta sự đơn giản trong lắp đặt và sử dụng.


Hệ thống Johkasou có thể áp dụng từng bước thay thế các hệ thống bể phốt hiện nay ở nước ta, trước hết là tại các chung cư cao tầng, các khách sạn, khu du lịch sinh thái, các biệt thự và nhà nghỉ nhằm mang lại cho mọi người được hưởng một bầu không khí trong lành, góp phần bảo vệ tính bền vững cho môi trường thiên nhiên trong khu vực và của cả cộng đồng.


Hiện ở Việt Nam đã có công trình ứng dụng hệ thống Johkasou là nhà No6 khu đô thị mới Dịch Vọng do Công ty Cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư. Với thể tích 3,6 mét khối, công suất xử lý 2m3/ngày đêm phù hợp cho 10-15 người sinh hoạt được đặt tại tầng 1. Đó là kết quả của sự hợp tác giữa Johkasou và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Nội (Hactra.Co., Ltd.) cùng công ty Môi trường Xanh và Xanh.

Theo Ashui

Ảnh: maeda-kougyou.com, gec.jp, apec-vc.or.jp

Đọc thêm ...

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2008

Đây là cái bản đồ của KCN

Đọc thêm ...

Đề đồ án đây!! cám ơn bạn Tòan nhé!!!










Đọc thêm ...

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Building construction handbook


Link download:

"http://www.mediafire.com/?4jzigyfszyn"

Đọc thêm ...

Detail Praxis - Timber Construction



Link download: "http://www.mediafire.com/?yxxy1vygdi9"

Đọc thêm ...

2G Aires Mateus


Link download:

My rapidshare

Đọc thêm ...

Những yếu tố và khuynh hướng phát triển của nền kiến trúc hiện đại


Ngày nay, đại đa số các nhà chuyên môn đặt tiêu chí nhân văn, nâng cao giá trị của con người trong lĩnh vực sáng tạo kiến trúc ở tầm cao nhất. Bởi suy cho cùng, tính nhân văn làm cho kiến trúc không chỉ giải quyết nhu cầu cuộc sống đa dạng của con người, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn.

Trong thực tế nghiên cứu, thường xảy ra sự chuyển dịch khá thường xuyên những ý tưởng và phương pháp từ một lĩnh vực này sang một lĩnh vực khoa học khác cùng với việc tư duy lại các định đề. Đó là đặc tính của hoạt động sáng tạo, trở thành yếu tố phản ánh tính đa dạng trong hoạt động nghề nghiệp của tất cả các ngành khoa học trong đó có lĩnh vực kiến trúc.

Như vậy, tư duy theo kiểu đối kháng nói trên tức là đặt lại vấn đề đang được quan tâm để tìm giải pháp hợp lý nhất. Đó chính là bản chất của sáng tạo. Trong lĩnh vực kiến trúc, cách tư duy này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học (từ tìm đề tài, lập đề cương, thực hiện từng bước nghiên cứu...) hay trong sáng tác, thiết kế cụ thể một công trình kiến trúc (từ giai đoạn lập dự án tiền khả thi, lập dự án khả thi, cho đến các giai đoạn thiết kế cụ thể). Bằng cách tư duy này, các KTS tự hoàn thiện khả năng tư duy khoa học và nghiên cứu tạo hình, tổ hợp không gian và chức năng của công trình kiến trúc. Gần đây, những nguyên tắc nghiên cứu tổng hợp khoa học và tạo hình trong kiến trúc giữa những tiện ích kỹ thuật và đặc trưng thẩm mỹ kiến trúc ngày càng quan trọng, phản ánh được tinh thần thời đại qua công trình kiến trúc. Chính những cấu trúc và hình khối kiến trúc do các KTS nổi tiếng thế giới sáng tạo đã thể hiện rõ tính chất tổng hợp, khúc chiết và mang tính biểu đạt cao.
Vấn đề tiết kiệm năng lượng và tài nguyên hiện đang là trọng tâm trong nghiên cứu và phát minh khoa học - kỹ thuật - công nghệ. Trong kiến trúc, điều này dễ dàng nhận thấy qua vật liệu, công nghệ hoàn thiện, các giải pháp tạo hình không gian, cũng như kết cấu... Vật liệu và kết cấu có mối quan hệ hữu cơ, trực tiếp và ảnh hưởng mạnh đến hình khối kiến trúc. Trong mối quan hệ này, các yếu tố sinh thái có nghĩa lớn. Chúng đòi hỏi không chỉ sự thích nghi của kết cấu và vật liệu xây dựng với điều kiện thiên nhiên cụ thể xung quanh, mà còn đối với sự cảm nhận thẩm mỹ về hình khối kiến trúc và cảm giác an toàn của con người khi sống trong môi trường nhân tạo ấy.
Trong những năm gần đây, con người đang tập trung nghiên cứu, thiết kế công trình theo hướng giảm thiểu sử dụng tài nguyên và tận dụng hợp lý tiềm năng của thiên nhiên, đồng thời hạn chế thải chất độc hại ra môi trường, nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống và lao động của con người. Nói cụ thể hơn, là làm sao để các đô thị phát triển cân bằng, ổn định, bền vững. Đó chính là xu hướng sinh thái trong kiến trúc và xây dựng khi các nhà chuyên môn chú ý nhiều đến các yếu tố như: Phân vùng sinh thái để chọn địa điểm và định hướng chức năng khác đô thị (khu bảo tồn thiên nhiên, khu nghỉ dưỡng, khu dân cư, khu sản xuất...); Quản lý quá trình thiết kế, sản xuất vật liệu, công nghệ xây dựng và khai thác sử dụng công trình theo quan điểm sinh thái; Quản lý chất thải; Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo; Bảo tồn và phát triển các thành phần cơ bản của thiên nhiên trong không gian kiến trúc đô thị....
Theo xu hướng này, các chuyên gia đang đẩy mạnh nghiên cứu khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như: ánh sáng, gió, thuỷ triều, địa nhiệt....
Đây là lĩnh vực mới mẻ và hấp dẫn, đặc biệt là khai thác năng lượng mặt trời ở các nước nhiệt đới - Helioarchitecture (Helio - mặt trời và Architecture), nghĩa là sử dụng năng lượng kiến trúc. Năng lượng mặt trời một tiềm năng cơ bản cho phép bù đắp nguồn điện năng hiện có, chi phí đầu tư không cao, nhưng quan trọng hơn là không gây ô nhiễm môi trường. Tóm lại, các loại năng lượng tự nhiên, không gây ô nhiễm đang được tập trung nghiên cứu, khai thác để phục vụ nhu cầu của con người.
Trên thực tế, năng lượng điện cần thiết phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong các công trình xây dựng chiếm gần 70% tổng năng lượng tiêu thụ của cả nước. Vì vậy, các nhà chuyên môn khi thiết kế cải tạo và xây dựng mới các công trình dân dụng không thể không suy nghĩ theo hướng vừa tiết kiệm năng lượng, vừa đảm bảo phát triển bền vững môi trường cư trú. Đó là lý do xuất hiện các trào lưu nghiên cứu thuộc lĩnh vực như: kiến trúc phỏng sinh, kiến trúc sinh thái (ecologic architecture), kiến trúc bền vững (sustainable architecture), kiến trúc môi trường (environmental architecture), kiến trúc tiết kiệm năng lượng (energy-efficient building), kiến trúc xanh,....
Thực ra, để công trình kiến trúc và cả quần cư đô thị phù hợp với các điều kiện khí hậu tự nhiên của địa phương, mỗi dân tộc đều có những cách giải quyết riêng hợp lý - kết quả từ kinh nghiệm xây dựng trong quá khứ. Ví dụ, thuật phong thuỷ đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng dân gian. Đó là một hiện tượng văn hoá của một số quốc gia ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Gần đây, người châu Âu cũng đi sâu nghiên cứu môn khoa học thần bí này. Phải thừa nhận rằng, nếu loại bỏ phần mê tín thì phong thuỷ là đánh giá và ứng dụng cảnh quan trong thực tế xây dựng và có thể được coi là một bộ phận của khoa học quy hoạch xây dựng. Những nguyên tắc phong thuỷ như: chọn đất, xét bối cảnh địa hình, xem đất có được phong , được thuỷ sau đó chọn nơi đất lành, tránh nơi đất dữ cũng gần giống những nguyên tắc chọn địa điểm xây dựng trong kiến trúc và quy hoạch xây dựng. Vì vậy, phong thuỷ áp dụng trong thiết kế và xây dựng rất cần được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu phát triển.
Hiện nay, cùng với xu thế hội nhập tất yếu về kinh tế, các quốc gia lại quan tâm đến kiến trúc truyền thống, qua đó mong muốn biểu đạt bản sắc văn hoá địa phương, dân tộc. Đó là hướng tới bảo tồn và phát huy những di sản kiến trúc của dân tộc.
Thông qua phân tích tạo hình kiến trúc, quy luật khách quan của sự phát triển kết cấu, tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ, có thể chỉ ra 2 khuynh hướng sáng tác cơ bản đã hình thành trong kiến trúc: Thứ nhất là hoàn thiện các loại kết cấu truyền thống có giá trị để sản xuất hàng loạt. Thứ hai là, tăng cường tìm tòi để sáng tạo những loại hình khối kiến trúc và kết cấu độc đáo phù hợp với những đặc điểm thiên nhiên, khí hậu và kinh tế - xã hội của từng địa phương. Chẳng hạn, khai thác những nhịp lớn đi cùng với giảm trọng lượng của sàn và mái công trình, cho phép tìm ra được những giải pháp mới trong tổ hợp hình khối và chức năng với những hình tượng kiến trúc rõ ràng. Như vậy đòi hỏi phải nghiên cứu, khai thác những đặc tính bền vững của vật liệu và sáng tạo những hình thức kết cấu mới. Hệ thống kết cấu vỏ mỏng, kết cấu không gian, kết cấu dây treo... vì thế ra đời. Những kết cấu này có đặc tính kỹ thuật, công nghệ ưu việt hơn so với kết cấu phẳng, cho phép tạo ra được những không gian lớn, tính khúc triết về tạo hình thẩm mỹ kiến trúc. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các tác phẩm kiến trúc được sinh ra theo khuynh hướng thứ nhất, thể hiện tính kế thừa trong phát triển.
Trong tìm tòi những hình khối mới có những phương pháp sau đây: Phân tích và tổng hợp theo phương pháp kỹ sư; phân tích và tổng hợp theo phương pháp của kiến trúc sư; kết hợp của những phương pháp trên và cuối cùng là phương pháp của kiến trúc phỏng sinh.
Phương pháp phân tích theo kiểu kỹ sư là nghiên cứu và khảo sát các loại hình dạng bên ngoài và cấu trúc bên trong của đối tượng cần nghiên cứu để làm rõ những cái hợp lý nhất trên cơ sở của các phương pháp vật lý, toán học và thực nghiệm. Còn phương pháp tổng hợp theo kiểu kiến trúc sư hướng tới thiết kế những hệ thống mới dựa trên cơ sở đảm bảo sự làm việc hiệu quả của VL, nâng cao khả năng sản xuất hàng loạt hay tính chất lắp ghép của kết cấu. Cả hai phương pháp này phải trù định khả năng ứng dụng những phương pháp hình học và vật lý để có thể mô hình hoá được những ý tưởng sáng tác của các nhà thiết kế.
Đặc tính truyền thống của phương pháp tổng hợp kiểu kỹ sư là sự sáng tạo, mà sự sáng tạo này tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kiến trúc. Trong điều kiện hiện nay, rõ ràng là để sáng tạo hình khối kiến trúc với sự hỗ trợ của sáng chế kỹ thuật theo hướng giảm thiểu chi phí nhưng nâng cao được hiệu quả kinh tế - xã hội, thì sự xuất hiện vật liệu bao che mới, sự phân bố hợp lý các loại vật liệu trong các cấu kiện phù hợp chức năng mới là có ý nghĩa quyết định bên cạnh việc vận dụng thành thạo các loại thủ pháp bố cục kiến trúc quen thuộc như: đối xứng - phi đối xứng - phản đối xứng, nhịp điệu, tiết điệu...
Phân tích kiến trúc truyền thống bao gồm phân tích lôgic, phân tích các số liệu thống kê, phân tích so sánh, phân tích cấu trúc hệ thống, phương pháp so sánh lịch sử,.. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng để phát triển và hoàn thiện hình khối kiến trúc là xây dựng mô hình lôgic, mô hình cấu trúc, những mô hình ký tự,... và vận dụng chúng vào trong thực tế sáng tạo trên cơ sở sử dụng những đặc tính nổi trội của cấu trúc kiến trúc, cách thức biểu đạt nghệ thuật, tính quy luật trong tổ hợp kiến trúc,...
Phương pháp phân tích tổng hợp kiến trúc được hiểu là sự hoàn thiện hình khối kiến trúc dựa trên cơ sở phản ánh truyền thống, vật liệu, cảm thụ không gian, hình khối, trong đó rất cần có tư duy và linh cảm nghệ thuật.
Phương pháp kết hợp là tổng hợp của những phương pháp phân tích và tổng hợp theo phương pháp kỹ sư và của kiến trúc sư với bản chất là hướng tới sáng tạo hình khối theo phương pháp "mẫu", nghĩa là tìm ra được những điều kiện nhất định để xây dựng những xê - ri kết cấu hoặc xê - ri tổ hợp kiến trúc trên cơ sở của lý trí và tư duy sáng tạo. Khi đó hoặc là tìm kiếm những thành phần mới có khả năng kết hợp với nhau hoặc kết hợp với những thành phần khác trong cùng một loại để tạo nên các phương án tổ hợp kiến trúc và kết cấu khác nhau, hoặc là tìm tòi những khả năng mới trong xây dựng những hệ thống cấu trúc mới trên cơ sở những thành phần quen thuộc.
Phương pháp cơ bản của kiến trúc phỏng sinh là phương pháp công năng tương đồng, điều này có thể hiểu là sự so sánh những nguyên tắc và phương tiện của tổ hợp hình khối trong kiến trúc và trong thiên nhiên. Trong đó, cần phải để ý đến sự khác biệt trong đặc tính của những vật liệu được sử dụng, đến vai trò của những yếu tố cơ bản để có thể bắt chước được những nguyên tắc của thiên nhiên.
Trong suốt thế kỷ XX, những vấn đề về tốc độ, năng lượng và sự tiến bộ luôn luôn chi phối sự quan tâm của nhân loại. Và con người đã làm nên "cái máy để ở" mà chúng ta có thể thấy ở khắp nơi như KTS Le Corbusieur đã gọi nhà ở là như thế. Rồi vô tuyến truyền hình, phim ảnh và internet góp phần làm cho kiến trúc và đô thị trên thế giới thêm giống nhau hơn mà tên gọi của nó là kiến trúc quốc tế. Nhưng có điều chắc chắn là tương lai kiến trúc sẽ không thể giống nhau như hệt, bởi con người ở những nơi khác nhau, có những cách nhìn và nhu cầu khác nhau về kiến trúc.

TSKH. KTS Nguyễn Xuân Đỉnh
Trường Đại học Xây dựng
(Nguồn tin: T/C Xây dựng, số 11/2005)

Đọc thêm ...

STUDIO “SINH THÁI”



Bởi Jill  Biên tập ArchXT 

EcoSpace Prefab Garden Studio, Eco-friendly mini prefab, Green Prefab, Modern Green Prefan, Green Roof, Backyard Prefab

Căn nhà này được thiết kế theo dạng làm sẵn nhưng Studio “sinh thái” này còn cho chúng ta nhiều hơn thế nữa,. Đối với dạng nhà làm sẵn này thì màu xanh hiện diện ở mọi ngóc ngách, từ ngoài sân, lên trên mái, đến chậu cây đặt trong góc phòng v.v… tạo cho người sử dụng cảm giác thư thái dễ chịu và gần gũi với thiên nhiên. Nó được xây dựng từ gỗ cây tuyết tùng, và loại gỗ này đã được sử dụng trong tất cả phần kết cấu lẫn đồ nội thất cho đến cái mái “xanh” được làm sẵn.

Khởi điểm với giá 15.850 bảng Anh, đây là một mức giá hợp lý, bao gồm cả phòng tắm, nhà bếp và chi phí cho các tiện nghi thiết yếu khác. Studio “sinh thái” này được xây dựng ở London (Anh), nhưng ngay đây hy vọng ý tưởng này sẽ được thực hiện và thành công tại Việt Nam.

EcoSpace Prefab Garden Studio at night, Eco-friendly mini prefab, Green Prefab, Modern Green Prefab, Green RoofEcoSpace Prefab Garden Studio, Interior Design, Eco-friendly mini prefab, Green Prefab, Modern Green Prefab, Green Roof

EcoSpace Prefab Garden Studio, Interior / Extrerior, Eco-friendly mini prefab, Green Prefab, Modern Green Prefab, Green Roof

EcoSpace Prefab Garden Studio, Eco-friendly mini prefab, Green Prefab, Modern Green Prefab, Green Roof

Đọc thêm ...