Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Trung tâm mua sắm MyZeil tại Frankfurt am Main

Dạo bước trên con phố mua sắm sầm uất Zeil, thành phố Frankfurt (CHLB Đức), khó ai có thể bỏ qua toà nhà trung tâm mua sắm MyZeil. Hoàn thành vào tháng 2/2009, trung tâm mua sắm MyZeil với kiến trúc độc đáo đã trở thành một trung tâm mua sắm hiện đại và ấn tượng bậc nhất châu Âu.


Mặt tiền chính trung tâm mua sắm.

Nằm trong khu tổ hợp văn phòng – khách sạn – thương mại PalaisQuatier theo thiết kế quy hoạch của văn phòng kiến trúc KSP, trung tâm mua sắm MyZeil được thiết kế đặc biệt bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Ý Massimiliano Fuksas. Toà nhà có mặt đứng và mái được bao phủ bởi hệ kính – kết cấu thép với tổng diện tích bề mặt hơn 13.000m². Điểm đặc biệt ấn tượng và cũng là ý tưởng thiết kế xuyên suốt công trình là hình khối dạng phễu. Mặt tiền chính của toà nhà dạng phễu, như một dòng xoáy sâu vào bên trong tạo ra một sức hút đặc biệt, kéo theo mọi sự tò mò thích thú đối với không gian bên trong.

Tiếp nối mạnh mẽ trong không gian nội thất là một chiếc phễu khổng lồ bằng kính, phủ toàn bộ diện tích trung tâm mua sắm, trải rộng từ mái và kéo tận xuống tầng trệt. Về mặt hình thức, nó liên kết không gian các tầng với nhau rất chặt chẽ và trở thành một điểm tụ họp, nghỉ ngơi của cả trung tâm mua sắm. Ngoài những chiếc thang cuốn dừng ở từng tầng, toà nhà này sở hữu một chiếc thang cuốn dài nhất nước Đức với tổng độ dài 47m chạy xuyên suốt không ngắt quãng từ tầng trệt lên tầng 4. Chức năng của nó ngoài là phương tiện dẫn dắt nhanh nhất tới tầng 4, nơi tập trung các hoạt động giải trí chính, còn là phương tiện giúp khách tham quan thưởng thức, trải nghiệm không gian trung tâm thương mại, cũng như hướng tầm nhìn ra những toà tháp trọc trời của Frankfurt. Các khoảng thông tầng được tạo ra từ những khoảng hở oval và elip sinh động được tính toán sao cho góc nhìn xuyên suốt tới tất cả các sảnh của từng tầng luôn được đảm bảo. Gam màu chủ đạo của sàn và tường tại các sảnh đệm cũng như hành lang là đen – trắng. Điều này nhằm tạo một lớp không gian chuyển đổi trung tính từ các cửa hiệu tới không gian công cộng vốn sinh động bởi hệ mặt tiền – mái đặc biệt.


Mặt cắt dọc qua mái.


Minh hoạ 3D kết cấu mái.

Các khoảng thông tầng được tạo ra từ những khoảng hở oval và elip sinh động, tạo ra góc nhìn xuyên suốt tới tất cả các sảnh của từng tầng.

Thang cuốn dài 47m đưa du khách từ tầng trệt thẳng lên tầng 4 đồng thời trải nghiệm không gian trung tâm mua sắm.

Điểm mấu chốt của công trình là hệ mặt tiền – mái liên hoàn từ thép và kính này không chỉ là lớp vỏ bọc với chức năng che mưa nắng, lấy sáng mà cũng chính là một phần của kết cấu chịu lực chính. Các thanh nối từ thép ống 60/120mm có độ dài trung bình 2,30 tạo nên một lớp vỏ dạng lưới mỏng chắc chắn với các mắt lưới dạng tam giác. Thông qua hai nút chính: một ở tầng trệt và một ở mặt tiền chính, lớp mái khổng lồ được căng với nhịp dài nhất lên tới hơn 50m. Thêm vào đó, toàn bộ lượng nước mưa từ mái cũng được thu lại thông qua chiếc “phễu” này và tái sử dụng cho quá trình vận hành của toà nhà.

“MyZeil” đã trở thành một điểm hút mới của Frankfurt, không chỉ cho nhu cầu mua sắm mà còn cho cả những ai muốn trải nghiệm sự độc đáo của kiến trúc và sự tiến bộ của kỹ thuật xây dựng hiện đại.


Không gian sảnh tầng 4 được định hình mạnh mẽ bởi hệ mái kính dạng phễu.


“Nút phễu” vươn dài tới mặt tiền chính


Điểm nhấn bằng màu sắc và ánh sáng tạo chiều chuyển động trong không gian nội thất.

Thông tin công trình

- Thiết kế: Massimiliano and Doriana Fuksas, Roma
- Kết cấu: Knippers Helbig Advanced Engineering, Stuttgart
- Tổng diện tích: 77.000m²
- Chi phí xây dựng: 135 triệu Euro
Theo http://ashui.com/mag/index.php/chuyenmuc/kientruc/67-kientruc/5660-trung-tam-mua-sam-myzeil-tai-frankfurt-am-main.html

Đọc thêm ...

Công trình Dinh toàn quyền Đông Dương

Dinh toàn quyền Đông Dương (Gouvernement général d’Indochine) là trụ sở hành chính cấp trung ương được xây dựng dùng làm nơi ở và làm việc của các vị Toàn quyền Đông Dương (người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Đông Dương) – lịch sử tòa nhà này được gắn liền với các Toàn quyền người Pháp nối tiếp từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1945.


Phủ Chủ tịch (trước kia là Dinh toàn quyền Đông Dương).

Công trình do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1900, được xây dựng năm 1902 và hoàn thành năm 1906 trên khu đất rất rộng và nhiều cây xanh trước đó thuộc vườn Bách Thảo, án ngữ tuyến phố La République (phố Hoàng Văn Thụ ngày nay) và nhìn ra quảng trường Puginier (nay là quảng trường Ba Đình) nơi được coi là hạt nhân bố cục trung tâm hành chính của Hà Nội thời gian sau đó. Khuôn viên bên trong được ngăn cách bên ngoài một rào cây xanh và hào nước qua bám sát một lan can trụ thấp, cổng chính được làm bằng thép có phong cách trang trí thời Phục Hưng, các chi tiết được liên kết khá cầu kỳ bằng đinh tán, vọng gác hai bên được xây dựng cũng khá cầu kỳ, các diện tường chạy gờ chỉ ngang bên dưới các Fronton càng làm tăng vẻ tráng lệ mà nghiêm trang của công trình mang tính cường quyền này.


Bản vẽ mặt chính do Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1900


Mặt bằng tầng 1

Công trình gồm 4 tầng: Dưới cùng là tầng hầm dành cho các phòng phục vụ gồm 11 phòng dung làm nơi để lương thực, bếp, điện, máy bơm nước và phòng lưu trữ công văn. Tầng trệt có 10 phòng chính, 1 phòng khánh tiết của hội đồng cấp cao Đông Dương diện tích rất lớn, xung quang là các phòng của sĩ quan tùy tùng, phòng làm việc và phòng của nhân viên phục vụ; tầng 2 có sân trời gồm 9 phòng chính, 1 làm việc của Toàn quyền Đông Dương, phòng họp, 2 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn cùng các phòng làm việc; tầng 3 là nơi sinh hoạt của gia đình viên Toàn quyền. Vật liệu xây dựng công trình đều là những loại đặc biệt như gỗ thông nhập từ Bắc Mỹ, Na Uy, xi măng Portland, thép, gang, tôn, kính, sơn đều đặt mua mang từ Pháp, chỉ có cát, đá, sỏi và vôi là lấy sẵn ở địa phương. Các chi tiết xây dựng đều được thực hiện khá tỉ mỉ và cẩn thận.

Mặt bằng công trình hình gần vuông theo kiểu Palladio thời Phục hưng hậu kỳ có lối vào từ 3 phía mang tính đối xứng nghiêm ngặt, đây cũng là nét độc đáo của toà nhà vì ở Hà Nội chỉ có duy nhất Dinh Toàn quyền là có dạng mặt bằng này. Phía trước sảnh chính là một cầu thang đại hội lớn xây bằng đá rất rộng, có nhiều bậc và được kéo thẳng lên tầng một càng làm tăng tính kỳ vĩ của công trình. Cầu thang ở những phía còn lại có bản thang nhỏ gọn hơn nhưng cũng được trang hoàng bằng các hình thức đậm chất Cổ điển. Nhìn chung thiết kế mặt bằng của Charles Lichtenfelder dựa trên nền tảng của sự đăng đối trong việc bố trí các không gian, vị trí các cửa cũng như cầu thang trong và ngoài nhà… tất cả là sự hài hòa theo tinh thần Tân cổ điển. Nội thất được bài trí theo phong cách vương giả, cầu kỳ gồm các chi tiết thời Louis XV, Phục Hưng hay Đế chế Pháp. Tùy vào mỗi lần thay đổi Toàn quyền, người kế nhiệm lại thay đổi, trang trí theo ý thích riêng mà bên trong công trình lại được sửa chữa, tu bổ nên nội thất công trình phần nào mang tính Triết chung.


Dinh toàn quyền Đông Dương đầu thế kỷ 20.

  • Ảnh bên: Mặt sau Dinh toàn quyền Đông Dương đầu thế kỷ 20.

Mặt chính công trình cho thấy ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Palladio với sự tuân thủ nhịp điệu đặc - rỗng - đặc và các hàng cột thức cổ điển giàu tính trang trí. Toàn bộ công trình được đặt trên một tầng đế chắc đậm với lượng mở cửa rất nhỏ, tường xây tạo chỉ lõm, các bậc thang bằng đá nhấn mạnh tính bề thế. Mặt nhà chia thành 3 phần rõ rệt theo phương ngang. Khu vực trung tâm mang tính rỗng, được trang trí bằng các hàng cột La Mã, tầng 1 dùng thức Doric mạnh mẽ, tầng 2 dùng thức Ionic nhẹ nhàng, giữa hàng cột là các cửa mở rộng và kết thúc theo kiểu cuốn vòm, phần trên khá nhẹ với các ô cửa hình vuông phía dưới một diềm mái được trang trí rất tinh tế. Kết thúc theo phương ngang là hai khối nhô mạnh ra phía trước (avantcorps) mang tính đặc với hai hàng cửa có tương quan diện tích tương đối nhỏ so với mặt tường nhưng được trang trí cầu kỳ, hai phía cửa đều được nhấn bởi các thức cột, tầng dưới thức Doric, tầng trên thức Ionic, kết thúc phía trên bằng hình thức hai Fronton xếp chồng lên nhau theo kiểu Baroque.

Các mặt bên không sử dụng thức cột cổ điển nhưng vẫn tuân thủ tính đối xứng nghiêm ngặt. Tầng trệt và tầng 3 vẫn tuân thủ quy luật bố trí cửa trên mặt chính với lượng mở cửa nhỏ, khu vực giữa tầng một là hệ 5cửa sổ và cửa đi cấu tạo kiểu vòm cuốn composite, phía trên có các hoa văn trang trí hình hoa lá đắp nổi, tầng 2 là các cửa chữ nhật kiểu Corinth có ban công chạy dài suốt khu vực giữa nhà. Khối kết thúc hai phía mặt bên có các cặp cửa cuốn kép composite ở tầng 1, tầng 2 có ban công nhỏ ở giữa là cửa đi được trang trí cầu kỳ bởi các cột nhỏ theo thức Ionic, phía trên là một vòm trang trí kiểu Corinth.


Nội thất phòng khánh tiết


Nội thất phòng ăn


Chi tiết Fronton phong cách Baroque trên cửa sổ và cổng chính Dinh Toàn quyền

Mặt sau nhà là thể hiện lặp lại theo quy luật của mặt chính nhưng ở mức độ đơn giản hơn nhiều về tính trang trí. Nét nổi bật ở đây là hệ cột Corinth La Mã có độ cao vượt suốt hai tầng nhà, phía dưới là ba cửa cuốn vòm Composte, tương ứng với ba cửa chữ nhật kiểu Corinth ở phía trên. Kết thúc hai phía cũng là những khối đặc nhô ra theo kiểu avantcorps với ban công và cửa đi cuốn vòm ở tầng 1, ban công nhỏ cùng cửa đi được trang trí thống nhất với mặt bên ở tầng 2.

Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc tổ chức không gian mặt đứng thời Phục hưng hậu kỳ, các chi tiết trang trí trên mặt đứng cho thấy công trình còn mang ảnh hưởng của phong cách Baroque với những đường cong uốn lượn, các Fronton xếp chồng lên nhau cùng các cửa mắt bò (oeil de boeuf). Chính sự pha trộn này cũng làm tăng thêm nét duyên dáng của công trình.

Với tư cách trụ sở cơ quan quyền lực cao nhất toàn xứ Đông Dương, với tính chất một công trình long trọng, nguy nga, được xử lý nhuần nhuyễn theo nguyên tắc kiến trúc Phục hưng hậu kỳ, Dinh Toàn quyền Đông Dương xứng đáng là đại diện lớn nhất cho thể loại nhà hành chính theo phong cách Tân cổ điển ở Hà Nội.

Đọc thêm ...

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Tỷ phú vung tiền xây 'quốc gia' nổi trên đại dương

Tỷ phú người Mỹ Peter Thiel vừa tiết lộ kế hoạch khởi công xây dựng một “quốc gia nổi" ngay giữa đại dương. Cuộc sống tại đây sẽ hoàn toàn độc lập, không phải tuân theo luật pháp của bất kỳ quốc gia nào.

Tỷ phú Mỹ Peter Thiel tiết lộ kế hoạch xây dựng một "quốc gia nổi" ngay giữa đại dương.

Dường như những tỷ phú không chỉ giàu có về tiền bạc mà họ đôi khi hơi “lập dị”. Có lẽ bởi vậy mà một nhà đầu tư thành công, từng khởi nghiệp ở Facebook hay PayPal, tỷ phú Peter Thiel dám đầu tư 1,25 triệu USD cho viện Seasteading, tổ chức đang chuẩn bị khởi công xây dựng một “quốc gia nhỏ” thả nổi trên vùng biển San Francisco.

Vương quốc nổi có chủ quyền mà ông Thiel mong muốn được xây dựng trên giàn khoan dầu trong một khu vực không bị ràng buộc những quy định, pháp luật và các công ước đạo đức. Với những ý nghĩa trên, “quốc gia nhỏ” của tỷ phú này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều mới lạ, độc đáo, gây sự chú ý lớn.

Tỷ phú Peter Thiel đã ấp ủ dự án này từ một vài năm trước, thời điểm ông đưa ra những ý tưởng đáng kể cho dự án này. Peter đang rất tin tưởng vào thành công của dự án, và sự thật là tiến độ của công trình đang diễn ra theo đúng kế hoạch. Ông này cũng cho biết, ông sẽ mạnh tay trong việc đầu tư cho những trang thiết bị công nghệ cao, chất lượng tốt cho “quốc gia nổi”, bởi ông tin nó sẽ mang lại một kết quả xứng đáng.

Thiết kế của một phiên bản “quốc gia nhỏ” có kết cấu nặng 12.000 tấn, tương tự như một giàn khoan dầu.

Hiện tại, thiết kế của một phiên bản “quốc gia nhỏ” có kết cấu nặng 12.000 tấn, tương tự như một giàn khoan dầu. “Quốc gia nổi” được gắn động cơ chạy bằng dầu diesel, do đó cho phép nó có thể di chuyển được.

Giống như việc tạo ra các công trình dân dụng, cấu trúc và tiện nghi hàng ngày như đường bộ và đường sắt. Ý tưởng về “quốc gia nhỏ” cũng đã được thử nghiệm để làm cho nó thêm thân thiện với môi trường và có tính khả thi với thực tế.

Patri Friedman, một cựu kỹ sư của Google, người đang làm việc cho dự án này cho biết, phiên bản “quốc gia nổi” hiện chỉ có khả năng chứa được 270 người. Nhưng theo tính toán, những phiên bản sau này có thể chứa tới hàng ngìn thậm chí hàng triệu người vào năm 2050.

Ngoài ra, những người thực hiện dự án còn đang ấp ủ hy vọng sẽ khởi động xây dựng được một văn phòng nhỏ ngoài khơi tại bờ biển San Francisco vào năm tới.

Hiện tại, ý tưởng về “quốc gia nhỏ” thả nổi không luật pháp, không quy tắc vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận những mặt tích cực nhìn thấy được của ý tưởng này.

(theo vnexpress.net)

Đọc thêm ...

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

WTC - Từ tháp đôi cao nhất thế giới tới Ground Zero

Trước khi hoàn toàn sụp đổ vì vụ tấn công 11/9, Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) đã trải qua những năm tháng vàng son, để rồi từ tòa tháp đôi từng cao nhất thế giới nay trở thành khu tưởng niệm Ground Zero.

Đầu những năm 60 thế kỷ trước, kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki bắt đầu thiết kế một tòa tháp đôi với những ô cửa sổ mang ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Gothic. Dù vẽ ra tòa tháp đôi cao hơn 100 tầng nhưng ông Yamasaki (ảnh nhỏ) lại là người sợ độ cao. Trong hình là khu Radio Row ở Manhattan, New York. Đây là khu được giải tỏa vào năm 1966 để lấy chỗ cho tòa tháp đôi WTC và các công trình vệ tinh khác. Ảnh: Life
Bản vẽ
Bản vẽ mô tả khái quát thiết kế mặt cắt của hai tòa tháp cao nhất trong tổ hợp WTC, và bố trí không gian từng tầng của hai tòa nhà này. Đồ họa: Wikipedia
Quá trình xây dựng tổ hợp WTC bắt đầu năm 1968, với công trình đầu tiên là Tháp Bắc (hay 1 WTC). Các công trình còn lại lần lượt được khởi công trong 15 năm tiếp theo. Đơn vị trực tiếp thi công tổ hợp WTC là Leslie Earl Robertson, với tư cách nhà thầu chính. Ngoài ra, còn có một số nhà thầu phụ khác. Ảnh: Physics911
Hai tòa tháp chính của tổ hợp WTC dần thành hình. Tháp Bắc khởi công trước nên có tốc độ chồng tầng nhanh hơn Tháp Nam khá nhiều. Ảnh: Greatbuildings
Ý tưởng về việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York đã xuất hiện từ năm 1946, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do chính trị, việc thiết kế bị lùi lại tới những năm 60 thế kỷ trước. Chi phí xây dựng hai tháp chính với 110 tầng mỗi tháp lên tới 400 triệu USD. Ảnh: Life
Tháp Bắc (cao 417 m) và Tháp Nam (cao 415 m) được khởi công cách nhau 1 năm, rồi lần lượt được hoàn thiện vào các năm 1970 và 1971. Ngay sau đó, tòa tháp đôi này trở thành tòa kiến trúc cao nhất trên thế giới trong giai đoạn 1971 tới 1973, trước khi bị tháp Willis ở Chicago vượt qua. Ảnh: Life
Toàn bộ tổ hợp WTC sau khi hoàn thiện
Toàn bộ tổ hợp WTC sau khi hoàn thiện, với hai tháp chính (1 WTC và 2 WTC) cao nhất ở trung tâm cùng các tháp phụ 3 WTC, 4 WTC, 5 WTC, 6 WTC và 7 WTC ở xung quanh. Ảnh: Wikipedia
Sau hơn 3 thập kỷ
Sau hơn 3 thập kỷ sừng sững tọa lạc tại khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố New York, hai tòa tháp chính của WTC trở thành một mục tiêu nằm trong kế hoạch tấn công khủng bố 11/9. Hình vẽ trên mô tả lại quá trình hai máy bay chở khách lần lượt lao vào hai tòa tháp và các kiến trúc xung quanh WTC khi vụ tấn công xảy ra. Đồ họa: Swampstyle
Biểu tượng sức mạnh kinh tế Mỹ sau đó sụp đổ hoàn toàn với tốc độ nhanh bất ngờ. Trong chưa đầy 3 giờ đồng hồ, hai tòa tháp cao hơn 400 m chỉ còn là một đống đổ nát trong khói bụi. Ảnh: RT
Khu tưởng niệm WTC, với trung tâm là khu Ground Zero với hai hồ nước phản chiếu, vốn là vị trí của hai tòa tháp WTC ngày nào. Ảnh: AP
Hai cột sáng song song được chiếu lên từ vị trí của hai tòa tháp WTC, trong lễ tưởng niệm vào ngày 11/9/2006
(theo vnexpress.net)

Đọc thêm ...

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD 2011 tại Khu liên hợp TDTT Phú Thọ - Tp. HCM(14/9 - 18/9/2011)





Nội dung

1. TRƯNG BÀY & GIỚI THIỆU :

- Thành tựu và sự trưởng thành, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực của ngành xây dựng.

- Giới thiệu các dự án đầu tư xây dựng về Bất động sản công nghiệp, Bất động sản du lịch, Bất động sản thương mại của các tỉnh, thành phố, các địa phương trong cả nước và của các tập đoàn đầu tư kinh doanh Bất động sản trong và ngoài nước - Các sàn giao dịch Bất động sản.

- Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ và dự án của ngành Xây dựng trên các lĩnh vực: Xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng, vật liệu xây dựng và trang trí nội ngoại thất, thiết bị về nhà ở, văn phòng, công xưởng, thiết kế kiến trúc, qui hoạch đô thị v.v...

2. HỘI THI - XÉT THƯỞNG :

- Xét và trao giải thưởng chất lượng VTOPBUILD - sản phẩm mới - công nghệ tiên tiến - thân thiện với môi trường.

- Xét và trao giải các SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN TIÊU BIỂU.

- Xét và trao GIẢI VÀNG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC Nhà ở & Văn phòng.

- Xét và trao HUY CHƯƠNG VÀNG chất lượng sản phẩm.

- Bình chọn và trao giải các Dự án BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VÀ BẤT ĐỘNG SẢN DU LỊCH đã thành công và hiệu quả.

- Chương trình Vinh danh các CÔNG TRÌNH XANH - THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG cho những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành Xây dựng VIETBUILD trong năm 2011.

- Xét và trao giải GIAN HÀNG QUI MÔ, ĐẸP & ẤN TƯỢNG.

3. LỄ HỘI TÔN VINH & GIAO LƯU KHOA HỌC :

- LỄ HỘI TÔN VINH giải thưởng chất lượng VTOPBUILD - Sản phẩm mới - Công nghệ tiên tiến - Thân thiện với môi trường, Huy chương vàng chất lượng sản phẩm với sự chủ trì của Bộ Xây dựng và do Ban tổ chức phối hợp với Đài truyền hình thực hiện truyền hình trực tiếp.

- CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU KHOA HỌC giữa các nhà khoa học với sinh viên, học sinh ngành Xây dựng và Kiến trúc do Ban tổ chức phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện.

4. HỘI THẢO :

- Giới thiệu công nghệ mới, sản phẩm tiên tiến của Ngành Xây dựng - Bất động sản trong hội nhập và phát triển.

- Hội thảo chuyên đề về xây dựng và Trang trí nội ngoại thất của các đơn vị, các tỉnh và thành phố.

- Các chuỗi hội thảo đặc biệt về tiềm năng và cơ hội đầu tư về Bất động sản công nghiệp, Bất động sản du lịch & thương mại - Các sàn giao dịch Bất động sản.

- Giới thiệu chi tiết các quy hoạch nhà ở đô thị của các quận, huyện tại thành phố do Ban tổ chức phối hợp với các Lãnh đạo các quận, huyện và Hội Kiến trúc sư thành phố tổ chức.

- Hội nghị bàn tròn về các chính sách mới ngành Xây dựng.

5. HỘI NGHỊ - DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP :

- Nơi gặp gỡ giữa các nhà doanh nghiệp với các đối tác và người tiêu dùng để giới thiệu và tư vấn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ liên tục được diễn ra tại Triển lãm.

- Hội nghị, giao lưu giữa các Hiệp hội Xây dựng và Bất động sản, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước.


(vietbuildafc.com.vn)



Đọc thêm ...

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Architecture Now 6




















Philip Jodidio "Architecture Now! 6 (English, French, German Edition)"

TASCHEN America Llc | English, French, German | March 1, 2009 | ISBN: 3836501937 |
576 pages

download part 1
download part 2

Đọc thêm ...

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Phải chăng Việt Nam là điểm dừng chân mới cho các Kiến Trúc Sư ?



Đây là bài viết đăng trên trang web của ArchRecord thể hiện một góc nhìn của người nước ngoài, đặc biệt là những Kiến trúc sư Mỹ về thị trường xây dựng - thiết kế của Việt Nam. Hi vọng bản dịch này sẽ đem tới cho các độc giả, đặc biệt là những người làm nghề kiến trúc cùng với những nhà quản lý xây dựng thêm thông tin, giúp một phần nào đó trong công cuộc phát triển xây dựng đất nước.


vietnam-2.jpg

Hình ảnh Carlos Zapata Studio EE & K, một công ty Perkins Eastman tại thành phố Hồ Chí Minh, Carlos Zapata Studio EE & K (nay thuộc sở hữu của Perkins Eastman) dự án trung tâm Malang 7,5 triệu m2.

Nhưng bằng một cách lặng lẽ, Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã trở thành một điểm đến cho các kiến trúc sư phương tây, khi mà công việc ở nước họ vẫn còn nhiều khó khăn. Khoảng 24 công ty ở khu vực bắc Hoa Kỳ và châu Âu hiện tai đang có các dự án ở các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Foster +Partner, HOK, Skidmore, Owings&Merrill (SOM). Và một số công ty khác đang mở văn phòng tạm thời tại những nơi mà kiến trúc sư của họ làm việc.

Kiến trúc sư Anthony Montalto người đứng đầu công ty kiến trúc Carlos Zapata có trụ sở tại Chicago nói: "Việt Nam đang bắt đầu quá trình hội nhập với nhiều hơn các toà nhà thiết kế theo kiểu phương tây, bởi vì Việt Nam muốn tạo một dấu ấn trên trường quốc tế. Đang có một cơ hội thật sự để chúng ta thử những điều mới mẻ."

vietnam-11.jpg

Tòa tháp Bitexco Financial 68 tầng do hãng này thiết kế, hoàn thiện năm 2010 ở TP Hồ Chí Minh , nổi bật với sân hạ cánh trực thăng nhô cao mà nhìn từ các bức tường kính của các tầng cao trông như ván nhún.

Hai trong số các công trình của hãng này, được ghi nhận nằm trong số những công trình đầu tiên của các kiến trúc sư Hoa Kỳ được xây dựng tại Việt Nam, có hình thức khác biệt so với lối kiến trúc thấp và hình khối ở các đô thị của Việt Nam. Tòa tháp Bitexco Financial 68 tầng do hãng này thiết kế, hoàn thiện năm 2010 ở TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), nổi bật với sân hạ cánh trực thăng nhô cao mà nhìn từ các bức tường kính của các tầng cao trông như ván nhún. Và tại Hà Nội là tòa nhà Marriott với 450 phòng nằm trên bến tàu tựa như 1 chiếc vành móng ngựa cong nếu nhìn từ trên xuống, hiện vẫn đang được thi công.

vietnam-4.jpg

vietnam-5.jpg

SOM 6 dự án tại Việt Nam, bao gồm cả thành phố Green Tech tại Hà Nội. Ảnh SOM

Nhiều thiết kế kiến trúc ở Việt Nam yêu cầu quy hoạch đô thị. Không giống như việc xây dựng các toà nhà, quy hoạch tổng thể không bắt buộc việc phải hợp tác với kiến trúc sư địa phương có giấy phép, điều này có thể giúp cho các kiến trúc sư nước ngoài dễ dàng thực hiện quy hoạch hơn.

Chẳng hạn như, HOK từng được Sacom, một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và bất động sản thuê để nghiên cứu cho một dự án bất động sản với diện tích 10.8 ha tại TP Hồ Chí Minh (tại đây công ty có 6 văn phòng được thành lập năm 2009). Tyler Meyr, một cán bộ cấp cao của HOK cho biết, hướng đến sự trẻ trung, bản phác thảo gây ấn tượng bằng thiết kế 1600 ngôi nhà đan chéo nhau và được các con kênh cắt ngang. Theo nhiều kiến trúc sư, giống như nhiều dự án khác ở Việt Nam, Sacom sẽ được mở rộng trên nền đất nông nghiệp của nhà nước, điều được xem như không thể tránh khỏi khi mà Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp nặng.

vietnam-6.jpg

Dự án tại Long Xuyên, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, EE & K đã thiết kế quy hoạch tổng thể nhằm chuyển đổi 470 mẫu đất nông thôn thành các khu đô thị đông đúc lân cận. Hình ảnh EE & K, công ty Perkins Eastman.

Ông Meyr cho biết thêm: “Nhà nước và đại bộ phận người dân Việt Nam dường như không còn mang nặng mối thâm thù với nước Mỹ nữa, mặc dù sự thật là chiến tranh đã từng kéo dài nhiều thập kỷ ở đó. Ông nói: “Họ đang ở trong thời kỳ lạc quan và hướng về tương lai hơn là quá khứ.”

Tâm trạng lạc quan này có thể được lí giải phần nào bởi số lượng việc làm được tạo ra ồ ạt nhờ các nguồn đầu tư nước ngoài. Với 87 triệu dân, Việt Nam được xem là nơi ưa thích để nhiều công ty mở nhà máy bởi nguồn lao động giá rẻ chỉ bẳng một nửa so với các vùng công nghiệp tại Trung Quốc, theo những thống kê của Ngân hàng thế giới. Điển hình là việc tập đoàn Intel đã mở một nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn trị giá 1 tỉ USD tại đây vào năm ngoái. Các nhà phân tích cũng cho rằng chính sách bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam của Hoa Kỳ năm 2000 đã giúp tăng cường các mối quan hệ và thúc đẩy sự phát triển.

vietnam-7.jpg

EE & K đã đề xuất một dự án tổ hợp các tòa nhà trung tâm thương mại cho thành phố Long Xuyên

Ngược lại, các kiến trúc sư cũng đang được chào đón, mời làm việc bởi sự năng động của ngành xây dựng Hoa Kỳ. Theo kiến trúc sư Ming Wu, nhà thiết kế chính cùng với các kiển trúc sư của Ehrenkrantz Eckstut và Kuhn (EE&K, do Perkins Eastman sở hữu), hiện nay có hàng tá công ty của Mỹ đang có mặt tại thành phố phía Nam của Long Xuyên, “càng ngày càng có nhiều kiến trúc sư đến làm việc tại Việt Nam.”

Tại Long Xuyên - thành phố nằm trên đồng bằng sông Mê Kông- EE&K đã đề xuất một dự án xây dựng tổ hợp các toà nhà của khu trung tâm thương mại cho một quy hoạch tổng thể nhằm chuyển đổi 470 mẫu đất nông thôn thành các khu đô thị đông đúc lân cận. Cả hai kế hoạch này đều đang đợi phê duyệt.

EE&K cũng đang có kế hoạch ở các thành phố khác. Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty đang cùng với Carlos Zapata thực hiện một dự án phát triển lớn mang tên Trung tâm Ma Lang. Tại Hà Nội, một nhóm khác đã xây dựng một kế hoạch tổng thể cho một cuộn mới có diện tích 200 mẫu có tên là Hoang Mai Park City. Các công ty Anh quốc cũng đang hoạt động ở Việt Nam. Mùa thu năm ngoái, Foster và các đối tác đã tiến hành lễ động thổ xây dựng một tổ hợp ngân hàng tại Hà Nội.

vietnam-8.jpg

vietnam-9.jpg

Dự án khu đô thị Bắc An Khánh tại Hà Nội của Perkins Eastman, một khu dân cư với diện tích 229 mẫu Anh sẽ là một phần của khu đô thị có sức chứa 30.000 cư dân.

Một công ty đa quốc gia đang hoạt động khá tích cực tại Việt Nam là SOM, công ty này có 6 dự án tại đây và tất cả đều là các quy hoạch tổng thể. Gần đây, công ty này cũng tham gia vào dự án Thành phố công nghệ xanh ở Hà Nội, dự án này bao gồm 2 ngôi làng và một công viên có nhiều cây xanh đóng vai trò như một tấm bọt biển khi trời mưa, theo ông Danial Ringelstein, giám đốc thiết kế và quy hoạch đô thị của SOM.

vietnam-10.jpg

Dự án của Carlos Zapata Studio tại Hà Nội. Xây dựng giống như một móng ngựa quanh co nếu nhìn từ trên, hiện đang được xây dựng.
Hình ảnh Carlos Zapata Studio
(c)

vietnam-12.jpgvietnam-13.jpg

Tại Đà Nẵng, SOM trúng dự án thiết kế quy hoạch tổng thể FPT City (FPT một công ty viễn thông). 180 ha dự án sử dụng xây dựng thành phố IT hỗn hợp các tính năng của một trung tâm thị trấn, trường đại học, khu kinh doanh, và các khu dân . Ảnh SOM

Làm việc tại Việt Nam chắc chắn cũng có những trở ngại. Các dự án không phải luôn luôn có một mức phí cạnh tranh và đã có những vụ tham nhũng có hệ thống trong việc kí kết những hợp đồng. cũng như việc khách hàng thường chú trọng xe hơi hơn là tàu hoả, có nghĩa là quốc gia có thể đi theo vết xe đổ của nước Mỹ. Ông Ringelstein nói: “chúng ta đã học được từ các nước phương tây một bài học rằng việc xây thêm các con đường không giúp giải quyết được các vấn đề giao thông mà nó có nghĩa rằng sẽ có thêm ngày càng nhiều xe ở trên đường”.

(kienviet.net)

Đọc thêm ...