Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Ecology Of The Sky - Hamzah & Yeang

Ecology Of The Sky - Hamzah & Yeang

  • Hardcover: 248 pages
  • Publisher: Images Publishing Group; illustrated edition edition (October 2001)
  • Language: English
  • ISBN-10: 1864700955
  • ISBN-13: 978-1864700954
  • Product Dimensions: 13.5 x 9.8 x 1 inches

Đọc thêm ...

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Linh hồn của chủ nghĩa Hiện Đại - TADAO ANDO


Phóng viên của tạp chí Architectural Record đã có dịp gặp ngài Tadao Ando, tại văn phòng của ông ở Osaka, Nhật Bản, và nói chuyện với ông về bản chất của kiến trúc và sáng tạo. Qua đó thể hiện cái nhìn của ông đối với kiến trúc trong bối cảnh toàn cầu đang dần thay đổi.

Achitectural Record (AR) : Cách ông thường đặt vấn đề trong kiến trúc như thế nào ?

Tadao Ando : Các bạn không thể chỉ đơn thuần đặt gì đó mới vào một khu đất. Mà bạn phải cảm thụ thấy cái gì ở xung quanh bạn, cái gì đang tồn tại trên mặt đất, tiếp đó sử dụng tri thức cùng với những tư duy hiện tại để làm sáng tỏ thứ mà bạn nhìn thấy.

AR : Điều gì từ Nhật Bản truyền thống có ý nghĩa ảnh hưởng tới bản thân và công việc của ông ?

TA : Khi các bạn nhìn ngắm kiến trúc truyền thống Nhật, các bạn phải nhìn vào văn hóa Nhật và mối quan hệ của nó với thiên nhiên. Trong ngôi nhà Nhật, các bạn thực sự có thể sống trong sự hòa hợp, tiếp xúc rất gần với thiên nhiên - đó là một đặc điểm độc nhất vô nhị. Kiến trúc truyền thống Nhật được đặt cơ sở trên những điểu kiện này. Đó là lí do bạn phải có tư duy đủ cao, để kết nối giữa vẻ ngoài và bề chìm trong kiến trúc.

AR : Ông đã lấy châm ngôn của Trường phái Hiện Đại cho kiến trúc của ông và đã biến nó thành của chính ông. Ông đã nhìn nhận nó và đúc kết như thế nào ?

TA : Logic của chủ nghĩa Hiện Đại, như chúng ta biết, sinh ra từ chủ nghĩa Công Năng, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu trong tất cả cái mà chủ nghĩa Hiện Đại thể hiện . Kiến trúc Hiện Đại cũng phải giải quyết nhu cầu của con người. Và con người luôn liên hệ với tinh thần của không gian và thời gian mà họ đang tồn tại. Không có tinh thần đó, kiến trúc Hiện Đại tuyệt đối không thể tồn tại. Thường có sự không ăn khớp giữa logic và tinh thần của xu hướng hiện đại, tôi dùng kiến trúc để hòa giải sự mâu thuẫn đó.

AR : Có một vài sắc thái trong công trình của ông rất gây ấn tượng. Lấy ví dụ, ông thể hiện không gian như một khoảng trống tối, nặng và mạnh mẽ.

TA: Nếu bạn đưa cho người ta sự hư vô, họ có thể suy tư về cái được cất giữ trong sự hư vô đó.

AR : Chưa thấy có sắc thái nào ngoài sự sửng sốt trong công trình của ông. Bạn đi tới trên một con đường, bắt gặp một khúc rẽ, và bạn chợt khám phá ra vài điều.

TA : Khi tôi thiết kế các công trình, tôi thường suy nghĩ về sự cấu thành tổng thể, giống như các bộ phận của một thể xác sẽ ăn nhập vào nhau. Trên cơ sở đó, tôi suy nghĩ tiếp về cách mọi người sẽ tiếp cận với công trình và trải nghiệm không gian như thế nào.

AR: Ông đang vẽ không ngơi tay. Trong thực tế, máy vi tính có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế của ông như thế nào ?

TA : Khi tôi vẽ một vài thứ gì đó, bộ não và đôi tay làm việc cùng nhau. Tay của tôi là phần kéo dài của ý nghĩ - quá trình của sự sáng tạo. Máy vi tính tặng cho ta một loại sáng tạo khác. Các bạn không thể bỏ qua sự sáng tạo ấy, thứ mà khả năng công nghệ đem tới. Nhưng các bạn cần có khả năng di chuyển giữa 2 thể giới khác nhau đó.

AR : Đó không thể gọi là “mốt” để nói về cái đẹp, nhưng khi nhìn ngắm các công trình của ông, tôi nghĩ về nó. Cái gì giữ vai trò làm cái đẹp trong công trình của ông ?

TA : Có một chức năng và vai trò cho quan niệm về cái đẹp trong thời đại của chúng ta. Ở Nhật, nó được dịch nghĩa là “quan niệm của Uskuji”, cũng hiểu nghĩa là một cuộc sống tốt đẹp, đó là cách một người sống—- cuộc sống nội tâm của anh/ cô ấy. Nó là thứ gì đó vượt qua vẻ bên ngoài, hay là thứ mà chỉ nhận ra qua đôi mắt ( ND : có lẽ Ando đang nói tới “cái thần” của một sự vật trong văn hóa phương Đông ). Các bạn không biết nói cái gì đẹp tại nơi đó, nhưng hình ảnh của nơi đó sẽ lưu lại rất sống động trong bạn. Người ta cố không dùng từ đẹp vì nó không thể hiện được trí tuệ, mà đó phải là sự đan xen giữa cái đẹp và cái trí tuệ.

AR : Ông chủ động đưa vào công trình những yếu tố trực giác, nội tại hay duy lý. Những điều này rất nhân bản. Đó có phải là cách mọi người cảm thông và gắn bó với nhau hay không ?

TA : Bạn nói hoàn toàn rất đúng. Đó chính là cách kiến trúc liên hệ với con người.

AR : Kiến trúc của ông phải chấp nhận thế nào với sự thay đổi rất nhanh đang diễn ra trên thế giới ngày nay ? Lấy ví dụ, ông thiết kế đền thờ Kimyo-ji ở Saijo, Ehime, toàn bằng gỗ và được thừa nhận là không lâu dài. Nó có vẻ giống như đình Ise ở Nara, được xây dựng lại 20 năm 1 lần.


TA : Tốc độ của sự thay đổi làm bạn băn khoăn kiến trúc sẽ trở thành cái gì. Ở phương Tây họ hay cố gắng xây dựng những công trình tôn giáo, dù đó là nhà thờ Trung Cổ hay Phục Hưng, vẫn là một đối tượng để tưởng niệm vĩnh viễn cho Chúa. Vật liệu được chọn, dù là đá, gạch, hay bê tông, chỉ có ý nghĩa giữ gìn thứ ở bên trong. Còn ở Nhật Bản thì hơi khác một chút, đền chùa được làm bằng gỗ. Tinh thần thiêng liêng bên trong công trình mới là sự vĩnh cửu, vì vậy cái bao phủ ấy không có ý nghĩa gì cả. Kiến trúc Nhật Bản còn cho phép các bạn sự tự do để truyền tải những ý niệm ấy. Là sai lầm nếu cứ bám vào phong cách kiến trúc tôn giáo của quá khứ và cố gắng mô phỏng nó.

AR : Còn về kỹ thuật chủ đạo trong công trình của ông ?

TA : Mức độ chi tiết và kỹ thuật là thứ thuộc về ý tưởng design nguyên bản. Và như vậy khi tôi bắt đầu vẽ, tôi biết dạng triển khai nào tôi muốn công trình có.

AR : Ông nhận thấy dạng kiến trúc nào đang là chủ đạo trên thế giới ?

TA : Chúng ta phải nhận ra rằng “thời đại khám phá” đã mang theo đó là cả sự tàn phá môi trường. Bây giờ các KTS đang đối mặt với “thời đại trách nhiệm”. Khi các bạn thiết kế hay xây dựng vài thứ gì đó, các bạn phải quyết định xem các bạn đang lấy đi cái gì từ trái đất hay môi trường để làm ra cái mới đó. Ở cùng thời đại này, tôi bổ sung rằng người Mỹ đã có rất nhiều can đảm. Nó đã ăn sâu vào bên trong tinh thần người Mỹ, cái gọi là “tinh thần tiền tuyến”. Các bạn luôn luôn muốn thử tạo ra cái mới, và tất nhiên, nước Mỹ hôm nay đang dẫn đầu kinh tế thế giới. Tôi mong rằng nước Mỹ cũng có thể là nước dẫn đầu thế giới cả về văn hóa nữa, và sử dụng tinh thần tiền tuyến đó cho các nước khác thấy rằng chúng ta cần lòng can đảm để đi tới nơi mà chúng ta chưa từng đến trước đây.

Nếu các bạn nhìn lại thập kỷ 50, các bạn sẽ phát hiện ra rằng hầu hết kiến trúc tiêu biểu của thế giới hiện đại đã được xây nên ở Liên Bang Hoa Kỳ lúc đó—- như tòa nhà Seagram Building. Và trước đó, với cả Chrysler Building và trung tâm Rockefeller Center, bạn có thể nhìn thấy rằng xã hội Mỹ đã quan tâm tới việc xây dựng lên nền văn hóa của tương lai. Nhưng bây giờ thì xã hội càng ngày càng bị lo lắng về kinh tế và tài chính. Tôi mong muốn rằng toàn thể nước Mỹ, và đặc biệt là ngành kiến trúc sẽ được chú trọng nhiều hơn để sản xuất ra một văn hóa kiến trúc mới, sẽ lại đưa cả dân tộc lên đỉnh cao—nơi nó vốn đứng trước đây.

(kienviet.net)

Đọc thêm ...