Đây là bài viết đăng trên trang web của ArchRecord thể hiện một góc nhìn của người nước ngoài, đặc biệt là những Kiến trúc sư Mỹ về thị trường xây dựng - thiết kế của Việt Nam. Hi vọng bản dịch này sẽ đem tới cho các độc giả, đặc biệt là những người làm nghề kiến trúc cùng với những nhà quản lý xây dựng thêm thông tin, giúp một phần nào đó trong công cuộc phát triển xây dựng đất nước.
Hình ảnh Carlos Zapata Studio và EE & K, một công ty Perkins Eastman tại thành phố Hồ Chí Minh, Carlos Zapata Studio và EE & K (nay thuộc sở hữu của Perkins Eastman) dự án trung tâm Malang 7,5 triệu m2.
Nhưng bằng một cách lặng lẽ, Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã trở thành một điểm đến cho các kiến trúc sư phương tây, khi mà công việc ở nước họ vẫn còn nhiều khó khăn. Khoảng 24 công ty ở khu vực bắc Hoa Kỳ và châu Âu hiện tai đang có các dự án ở các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Foster +Partner, HOK, Skidmore, Owings&Merrill (SOM). Và một số công ty khác đang mở văn phòng tạm thời tại những nơi mà kiến trúc sư của họ làm việc.
Kiến trúc sư Anthony Montalto người đứng đầu công ty kiến trúc Carlos Zapata có trụ sở tại Chicago nói: "Việt Nam đang bắt đầu quá trình hội nhập với nhiều hơn các toà nhà thiết kế theo kiểu phương tây, bởi vì Việt Nam muốn tạo một dấu ấn trên trường quốc tế. Đang có một cơ hội thật sự để chúng ta thử những điều mới mẻ."
Tòa tháp Bitexco Financial 68 tầng do hãng này thiết kế, hoàn thiện năm 2010 ở TP Hồ Chí Minh , nổi bật với sân hạ cánh trực thăng nhô cao mà nhìn từ các bức tường kính của các tầng cao trông như ván nhún.
Hai trong số các công trình của hãng này, được ghi nhận nằm trong số những công trình đầu tiên của các kiến trúc sư Hoa Kỳ được xây dựng tại Việt Nam, có hình thức khác biệt so với lối kiến trúc thấp và hình khối ở các đô thị của Việt Nam. Tòa tháp Bitexco Financial 68 tầng do hãng này thiết kế, hoàn thiện năm 2010 ở TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), nổi bật với sân hạ cánh trực thăng nhô cao mà nhìn từ các bức tường kính của các tầng cao trông như ván nhún. Và tại Hà Nội là tòa nhà Marriott với 450 phòng nằm trên bến tàu tựa như 1 chiếc vành móng ngựa cong nếu nhìn từ trên xuống, hiện vẫn đang được thi công.
SOM có 6 dự án tại Việt Nam, bao gồm cả thành phố Green Tech tại Hà Nội. Ảnh SOM
Nhiều thiết kế kiến trúc ở Việt Nam yêu cầu quy hoạch đô thị. Không giống như việc xây dựng các toà nhà, quy hoạch tổng thể không bắt buộc việc phải hợp tác với kiến trúc sư địa phương có giấy phép, điều này có thể giúp cho các kiến trúc sư nước ngoài dễ dàng thực hiện quy hoạch hơn.
Chẳng hạn như, HOK từng được Sacom, một công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông và bất động sản thuê để nghiên cứu cho một dự án bất động sản với diện tích 10.8 ha tại TP Hồ Chí Minh (tại đây công ty có 6 văn phòng được thành lập năm 2009). Tyler Meyr, một cán bộ cấp cao của HOK cho biết, hướng đến sự trẻ trung, bản phác thảo gây ấn tượng bằng thiết kế 1600 ngôi nhà đan chéo nhau và được các con kênh cắt ngang. Theo nhiều kiến trúc sư, giống như nhiều dự án khác ở Việt Nam, Sacom sẽ được mở rộng trên nền đất nông nghiệp của nhà nước, điều được xem như không thể tránh khỏi khi mà Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp nặng.
Dự án tại Long Xuyên, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, EE & K đã thiết kế quy hoạch tổng thể nhằm chuyển đổi 470 mẫu đất nông thôn thành các khu đô thị đông đúc lân cận. Hình ảnh EE & K, công ty Perkins Eastman.
Ông Meyr cho biết thêm: “Nhà nước và đại bộ phận người dân Việt Nam dường như không còn mang nặng mối thâm thù với nước Mỹ nữa, mặc dù sự thật là chiến tranh đã từng kéo dài nhiều thập kỷ ở đó. Ông nói: “Họ đang ở trong thời kỳ lạc quan và hướng về tương lai hơn là quá khứ.”
Tâm trạng lạc quan này có thể được lí giải phần nào bởi số lượng việc làm được tạo ra ồ ạt nhờ các nguồn đầu tư nước ngoài. Với 87 triệu dân, Việt Nam được xem là nơi ưa thích để nhiều công ty mở nhà máy bởi nguồn lao động giá rẻ chỉ bẳng một nửa so với các vùng công nghiệp tại Trung Quốc, theo những thống kê của Ngân hàng thế giới. Điển hình là việc tập đoàn Intel đã mở một nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn trị giá 1 tỉ USD tại đây vào năm ngoái. Các nhà phân tích cũng cho rằng chính sách bình thường hoá quan hệ thương mại với Việt Nam của Hoa Kỳ năm 2000 đã giúp tăng cường các mối quan hệ và thúc đẩy sự phát triển.
EE & K đã đề xuất một dự án tổ hợp các tòa nhà trung tâm thương mại cho thành phố Long Xuyên
Ngược lại, các kiến trúc sư cũng đang được chào đón, mời làm việc bởi sự năng động của ngành xây dựng Hoa Kỳ. Theo kiến trúc sư Ming Wu, nhà thiết kế chính cùng với các kiển trúc sư của Ehrenkrantz Eckstut và Kuhn (EE&K, do Perkins Eastman sở hữu), hiện nay có hàng tá công ty của Mỹ đang có mặt tại thành phố phía Nam của Long Xuyên, “càng ngày càng có nhiều kiến trúc sư đến làm việc tại Việt Nam.”
Tại Long Xuyên - thành phố nằm trên đồng bằng sông Mê Kông- EE&K đã đề xuất một dự án xây dựng tổ hợp các toà nhà của khu trung tâm thương mại cho một quy hoạch tổng thể nhằm chuyển đổi 470 mẫu đất nông thôn thành các khu đô thị đông đúc lân cận. Cả hai kế hoạch này đều đang đợi phê duyệt.
EE&K cũng đang có kế hoạch ở các thành phố khác. Tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty đang cùng với Carlos Zapata thực hiện một dự án phát triển lớn mang tên Trung tâm Ma Lang. Tại Hà Nội, một nhóm khác đã xây dựng một kế hoạch tổng thể cho một cuộn mới có diện tích 200 mẫu có tên là Hoang Mai Park City. Các công ty Anh quốc cũng đang hoạt động ở Việt Nam. Mùa thu năm ngoái, Foster và các đối tác đã tiến hành lễ động thổ xây dựng một tổ hợp ngân hàng tại Hà Nội.
Dự án khu đô thị Bắc An Khánh tại Hà Nội của Perkins Eastman, một khu dân cư với diện tích 229 mẫu Anh sẽ là một phần của khu đô thị có sức chứa 30.000 cư dân.
Một công ty đa quốc gia đang hoạt động khá tích cực tại Việt Nam là SOM, công ty này có 6 dự án tại đây và tất cả đều là các quy hoạch tổng thể. Gần đây, công ty này cũng tham gia vào dự án Thành phố công nghệ xanh ở Hà Nội, dự án này bao gồm 2 ngôi làng và một công viên có nhiều cây xanh đóng vai trò như một tấm bọt biển khi trời mưa, theo ông Danial Ringelstein, giám đốc thiết kế và quy hoạch đô thị của SOM.
Dự án của Carlos Zapata Studio tại Hà Nội. Xây dựng giống như một móng ngựa quanh co nếu nhìn từ trên, hiện đang được xây dựng.
Hình ảnh Carlos Zapata Studio (c)
Tại Đà Nẵng, SOM trúng dự án thiết kế quy hoạch tổng thể FPT City (FPT là một công ty viễn thông). 180 ha dự án sử dụng xây dựng thành phố IT hỗn hợp các tính năng của một trung tâm thị trấn, trường đại học, khu kinh doanh, và các khu dân cư. Ảnh SOM
Làm việc tại Việt Nam chắc chắn cũng có những trở ngại. Các dự án không phải luôn luôn có một mức phí cạnh tranh và đã có những vụ tham nhũng có hệ thống trong việc kí kết những hợp đồng. cũng như việc khách hàng thường chú trọng xe hơi hơn là tàu hoả, có nghĩa là quốc gia có thể đi theo vết xe đổ của nước Mỹ. Ông Ringelstein nói: “chúng ta đã học được từ các nước phương tây một bài học rằng việc xây thêm các con đường không giúp giải quyết được các vấn đề giao thông mà nó có nghĩa rằng sẽ có thêm ngày càng nhiều xe ở trên đường”.
(kienviet.net)