Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2010

Ý tưởng về sinh thái trong 6 công trình kiến trúc


Sự phát triển bền vững đã trở thành một trong những chủ đề chính trên toàn thế giới. Để tận dụng tối đa nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và thay đổi cho phù hợp với đà phát triển chung của xã hội, các kiến trúc sư đã thiết kế ra những tòa nhà sinh thái có kết cấu kỳ vĩ và bay bổng, vượt xa biên giới của những khuôn khổ sẵn có.

Sự phát triển bền vững đã trở thành một trong những chủ đề chính trên toàn thế giới. Để tận dụng tối đa nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và thay đổi cho phù hợp với đà phát triển chung của xã hội, các kiến trúc sư đã thiết kế ra những tòa nhà sinh thái có kết cấu kỳ vĩ và bay bổng, vượt xa biên giới của những khuôn khổ sẵn có.


Sau đây là 6 công trình kiến trúc thân thiện với môi trường được thiết kế với quy mô hoành tráng và kỳ vĩ có thể truyền cảm hứng cho bạn:

1. Tòa nhà năng lượng mặt trời của Dubai


Thành phố Dubai vốn nổi tiếng là công trường khổng lồ của thế giới với những tòa tháp chọc trời như Burj Dubai, những khách sạn 7 sao xa hoa lộng lẫy hay những hòn đảo nhân tạo hình cây cọ đẹp đến mê hồn.

Tòa nhà năng lượng mặt trời của Dubai.
Thế nhưng những kiến trúc sư có óc sáng tạo phi thường của Dubai vẫn muốn tạo ra nhiều “phép lạ” mới bằng cách xây dựng thêm một tòa nhà sử dụng năng lượng mặt trời to lớn cho thành phố này.

Tòa nhà mang tên Graft Lab có hệ thống kính và các thanh thu năng lượng mặt trời trên tất cả bề mặt ngoài. Cụm công trình hỗn hợp sử dụng hệ thống thu năng lượng mặt trời ở phía nam với các trục tự động có bề mặt tiếp xúc tối đa.

2. Nhà máy nước ngọt hình bong bóng ở Tây Ban Nha

Nhà máy nước ngọt này bao gồm một loạt các tầng tháp hình cầu bằng kính chồng lên nhau. Từ bên ngoài, nó trông giống như một cột bong bóng xà phòng khổng lồ. Các vòm kính của tòa tháp đóng một vai trò quan trọng trong việc biến nước biển thành nước ngọt thông qua hệ thống lọc bằng cây ngập mặn.
Nhà máy nước ngọt hình bong bóng ở Tây Ban Nha.
Khi các rừng ngập mặn phía dưới hút nước biển rồi tự “tóat mồ hôi”, hơi nước của nó sẽ bốc hơi và ngưng tụ thành sương rồi thu vào trong các bể nước ngọt.

3. Tòa nhà One & Ortakoy tại Istanbul


Công trình kiến trúc đa chức năng và phúc tạp này mang tên One & Ortakoy nằm ở Thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Những mái vòm hình cánh cung uốn lượn của tòa nhà sẽ được bao phủ bởi hệ thống cây xanh và hoa rất đẹp. Phía dưới của tòa nhà được xây dựng bằng đá tự nhiên với kiến trúc cầu kỳ mô phỏng tòa nhà như một núi đá thực thụ.
Tòa nhà One & Ortakoy tại Istanbul.
Mục đích của việc xây dựng công trình này, ngoài việc gần gũi với thiên nhiên còn để chứng tỏ khả năng làm nên những tác phẩm kiến trúc cầu kỳ và phức tạp của các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ.

4. Trường trung học Marcel Sembat, Pháp

Trường trung học Marcel Sembat ở Sotteville-les-Rouen của Pháp nằm bên cạnh một công viên sẽ được xây dựng để gần như biến mất vào trong cây và cỏ của môi trường xung quanh.
Trường trung học Marcel Sembat, Pháp.
Các dự án mở rộng bao gồm một nhà hàng, ký túc xá sinh viên, nhà ở cán bộ và hội thảo. Mái nhà sẽ được bao phủ bởi một lớp cây xanh và được coi là vật liệu cách nhiệt tự nhiên và hiệu quả nhất đối với môi trường.

5. Tháp nước chọc trời mang nước ngọt đến Sudan


Trong sa mạc Sudan rộng lớn, nước ngọt trở thành một trong những nguồn tài nguyên quý giá. Trớ trêu thay, vùng sâu dưới bề mặt khô nóng của đất nước này là hồ nước ngầm lớn nhất thế giới. Hồ nước sẽ thay đổi cuộc sống người dân nếu nó được khai thác và đưa vào sử dụng hiệu quả.
Tháp nước chọc trời mang nước ngọt đến Sudan.
Công ty kiến trúc H3AR của Ba Lan đã nghĩ ra giải pháp xây dựng tháp nước chọc trời mang nước ngọt từ lòng đất lên cho người dân Sudan. Công trình được lấy cảm hứng từ tháp nước và cây của bản địa. Những tòa tháp sẽ có một nhà máy xử lý nước, bệnh viện, trường học và một của hàng thực phẩm ngay ở bên trong.

6. Tháp hứng mưa thông minh


Làm thế nào để một tòa nhà có khả hứng nước mưa nhiều nhất có thể? Các kiến trúc sư tài năng đã thiết kế ra một tòa nhà có thể tự cung cấp nước sinh hoạt thông qua hệ thống máng hứng mưa bên ngoài.
Tháp hứng mưa chọc trời.
Những vòng máng khổng lồ sẽ bao quanh toàn bộ tòa nhà để hứng mưa rồi dẫn nước vào bể chứa ngầm dưới lòng đất. Bể chứa này sẽ có chức năng lọc và xử lý nước rồi đưa nước vào để sử dụng trong nhà vệ sinh, máy giặt, vệ sinh và tưới cây trồng của tòa nhà. Trên mái nhà còn có một bể hứng mưa khổng lồ để tận dụng tối đa khả năng chứa nước mưa.
(bmktcn.com)

Đọc thêm ...