Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên ở VN


Nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam sẽ được khánh thành vào ngày 27/04/2009 tại cụm công nghiệp Đức Hoà Hạ, ấp Bình Tiền, xã Đức Hoà Hạ, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.


Mô hình nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên.
Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM cho biết, giai đoạn 1, sản phẩm chính của nhà máy là các tấm pin năng lượng mặt trời (solar cells panels), công suất từ 80Wp đến 165Wp với hiệu suất hơn 16% và tuổi thọ trung bình 30 năm.

Chất lượng sản phẩm được định hướng theo tiêu chuẩn châu Âu, đặc biệt giá bán sản phẩm thấp hơn 30%-40% giá bán lẻ trên thị trường hiện tại. Nhà máy có thể cung cấp lượng sản phẩm lên đến 5Mwp/năm.

Giai đoạn 2, nhà máy sẽ sản xuất linh kiện lắp ráp pin từ nguyên liệu trong nước và đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cells từ các thỏi silic. Dự tính, các sản phẩm này sẽ dành 40% cho nhu cầu thị trường nội địa và 60% xuất khẩu sang các nước khu vực châu Âu và châu Mỹ.

Bên cạnh đó, nhà máy còn chuyên thiết kế, thi công, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm tiết kiệm năng lượng như: hệ thống máy nước nóng mặt trời (solar water heating system), bóng đèn tiết kiệm năng lượng (led, compact...) và các thiết bị tiết kiệm năng lượng khác.

Nhà máy do Công ty Cổ phần năng lượng Mặt Trời Đỏ (với hai đối tác chính là Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM và Công ty TNHH TM-KT-DV Tân Kỷ Nguyên) xây dựng.

  • V.Giang (theo Vnn.vn)

Đọc thêm ...

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Tài liệu "Chuyên đề kỹ thuật giao thông công cộng" (update)

download here

Đọc thêm ...

Tài liệu kỹ thuật thi công

download here

Đọc thêm ...

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2009

Peter Zumthor đoạt giải thưởng Pritzker 2009

Peter Zumthor(Photo: Gary Ebner)

Peter Zumthor, kiến trúc sư tới từ Thụy sĩ đã được lựa chọn trở thành người đạt giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker. Một buổi lễ trang trọng nhằm công bố vị trí danh tiếng trong ngành kiến trúc này sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 5 năm 2009 tại Buenos Aires, Argentina , cùng với đó sẽ là một phần thưởng 100, 000 USD và huy chương sẽ trao tặng cho ông.

Mặc dù hầu hết các tác phẩm của ông đều tại Thụy sĩ , ông cũng thiết kế các công trình tại Đức, Áo, Hà lan, Anh, Tây ban nha, Na uy, Phần lan và Mỹ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là tại Vals, Thụy sĩ – Phòng tắm nước nóng, công trình này được báo chí đánh giá là “tuyệt tác của tác giả”. Còn công trình được các nhà phê bình ca ngợi lại là Nhà nguyện Field Chapel dành cho thánh Nikolaus von der Flüe gần Cologne của Đức. Ban giám khảo cho rằng không chỉ những tác phẩm trên mà ông còn có tác phẩm Bảo tàng Kolumba tại Cologhe, tác phẩm được đánh giá là “tác phẩm đương đại gây sửng sốt nhưng lại cũng thực sự xoa dịu được các tầng lớp lịch sử của nó

Trong tuyên bố lựa chọn của ban giám khảo, Thomas J. Pritzker, chủ tịch của tổ chức The Hyatt Foundation nhắc lại tuyên dương của ban giám khảo, “Peter Zumthor là một bậc thầy kiến trúc được thừa nhận bởi các đồng nghiệp trên khắp thế giới bởi các tác phẩm hội tụ, không khoan nhượng và kiên định mạnh mẽ ” và ông nói thêm, “Tất cả các công trình của Peter Zumthor đều biểu hiện mạnh mẽ và vựơt thời gian. Ông có một tài năng hiếm thấy trong việc kết hợp các suy nghĩ nghiêm túc rõ ràng với các kích thước đầy chất thơ, tạo nên các tác phẩm gây cảm hứng bất tận”

Trong phần bày tỏ được thể hiện trong cuốn sách của mình, Zumthor nói, suy nghĩ về Kiến trúc, “Tôi tin rằng kiến trúc ngày nay cần phải thể hiện được nhiệm vụ và khả năng vốn đã thuộc về nó. Kiến trúc không phải là cỗ xe hay một biểu tượng mà không thuộc về sự cần thiết của nó ”

Phòng tắm nước nóng, Vals, Switzerland (Photographer: Margherita Spiluttini)

Trong một xã hội mà tôn vinh cái không cần thiết, Kiến trúc có thể đưa đến một sự đối lập, phản ứng lại cac sự phí phạm của hình thức và ý nghĩa, và nó sẽ cất tiếng nói riêng của mình lên. Tôi tin rằng ngôn ngữ của kiến trúc không phải là một đòi hỏi cho một phong cách cụ thể. Mọi công trình được xây dựng cho một chức năng cụ thể, tại một nơi chốn cụ thể và cho một xã hội cụ thể. Công trình của tôi cố gắng trả lời được các câu hỏi xuất hiện trong thực tế giản đơn, chính xác và thực tế như chính bản thân nó.”

Kolumba - Erzbischöfliches Diözesanmuseum, Cologne, Germany (Photographer: Sasha Cisar)

Chủ tịch giám khảo giải thương Pritzker, The Lord Palumbo nói thêm về lời tuyên dương: “Zumthor có một khẳ năng sắc bén trong việc tạo nên các địa điểm mà dường như hơn cả một công trình đơn thuần. Kiến trúc của ông ta thể hiện một sự tôn trọng trước nhất với địa điểm, sự kế thừa của văn hóa bản địa và các bài học vô giá từ lịch sử kiến trúc” ông nói thêm “Trong đôi bàn tay thành thạo của Zumthor, như trong đôi tay của một người thợ lành nghề, vật liệu từ sỏi đá cho tới kính phun cát được sử dụng một cách đặc biệt mà tôn lên vẻ đẹp đặc trưng cảu chúng, tất cả đều trong buổi lễ dành cho kiến trúc của sự vĩnh cửu”.

Kolumba - Stitched Panorama of Interior (Photographer: Sasha Cisar)

Zumthor, khi được báo là đã dành giải thưởng Pritzker 2009 đã nói, “Được trao giải thưởng Prizker là một sự ghi nhận tuyệt vời cho quá trình hành nghề 20 năm trong ngành kiến trúc của chúng tôi. Khối lượng công việc nhỏ bé cũng như chính sự chúng tôi được ghi nhận trong giới làm nghề là niềm tự hào và cũng đem đến sự hi vọng cho các đồng nghiệp trẻ đang phấn đấu cho các tác phẩm chất lượng, và nó trở nên rõ ràng hơn bao giờ mà không cần tới một sự đề bạt đặc biệt nào. ”

Việc Zumthor trở thành người đọat giải đánh dấu lần thứ hai trong 3 thập kỷ của giải thưởng Prizker, nước Thụy sĩ có kiến trúc sư nằm trong danh sách giả thưởng. Vào năm 2001, Jacques Herzog và Pierre de Meuron cũng đã được vinh danh.

Saint Benedict Chapel, Sumvitg, Switzerland (Photographer: Rory Hyde)

Mục tiêu của giải thưởng này là nhằm hằng năm vinh danh một kiến trúc sư đang còn sống , người mà các công trình đã xây của họ biểu hiện rõ các tố chất ( tài năng, tầm nhìn và sự cam kết ), mà tạo nên các đóng góp phù hợp, quan trọng cho nhân loại và môi trường xây dựng thông qua nghệ thuật kiến trúc.

Ban giám khảo của giải thưởng Prizker 2009 gồm:

Chủ tịch Lord Palumbo, người bảo trợ kiến trúc nổi tiếng thế giới của London
Chủ tịch ủy thác Serpentine Gallery, cựu chủ tịch của Hội đồng nghệ thuật Anh quốc, cựu chủ tịch của Hiệp hội gallery Tate, cựu chủ tịch ủy thác của trung tâm lưu trữ Mies van der Rohe tại bảo tàng nghệ thuật hiện đại, New York.

Và danh sách theo bảng chữ cái dưới đây

Alejandro Aravena, kiến trúc sư, giám đốc thường trực của Elemental tại Santiago, Chile
Shigeru Ban, kiến trúc sư và giáo sư tại đại học Keio, Tokyo, Japan
Rolf Fehlbaum, chủ tịch hội đồng, Vitra in Basel, Thụy sĩ
Carlos Jimenez, giáo sư đại học Rice University School of Architecture, chủ tịch Carlos Jimenez Studio tại Houston, Texas
Juhani Pallasmaa, kiến trúc sư, giáo sư và tác giả của Helsinki Phần lan
Renzo Piano, kiến trúc sư, người từng đoạt giải Pritzker
Karen Stein, nhà văn, nhà biên tập và tư vấn kiến trúc tại New York.
Martha Thorne, đồng hiệu trưởng đối ngoại của IE School of Architecture, Madrid, Tây Ba Nha và là giám đốc điều hành

Kunsthaus, Bregenz, Austria (Photographer: Sasha Cisar)

“Có hai kiến trúc sư đoạt giải thưởng Pritzker taị Nam Mỹ, nhưng chúng ta chưa từng tổ chức lễ trao giải tại đây, người đầu tiên là Oscar Niemeyer của Brazil vào năm 1988 và tiếp theo là một người Brazil khác vào năm 2006, Paulo Mendes da Rocha. Chúng tôi đã tổ chức lễ trao giải long trọng cho họ tại Chicago và Istanbul. Nơi tổ chức thay đổi hàng năm, vòng quanh thế giới, tập trung tại tác địa điểm mang dấu ấn kiến trúc và lịch sử. Chúng ta đã tổ chức buổi lễ tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, bao gồm cả Mexico, và giờ đây là tới Nam Mỹ”

Kunsthaus Bregenz - Interior (Photographer: Sasha Cisar)

Người được trao giải năm 1979 là Philip Johnson.
Luis Barragan của Mexico được trao giải năm 1980.
James Stirling của Anh quốc được lựa chọn vào năm 1981,
Leoh Ming Pei năm 1983
Richard Meier vào năm 1984
Hans Hollen của Áo vào năm 1985.
Gottfried Böhm của KTS Đức vào năm 1986.
Kenzo Tange là KTS người Nhật bản đầu tiên được nhận giải thưởng này vào năm 1987;
Fumihiko Maki là KTS người Nhật thứ hai đoạt giải vào năm 1993
Tadao Ando là người Nhật thứ ba vào năm 1995.
Robert Vanturi được vinh danh vào năm 1991
Alvaro Siza của Bồ đào nha vào năm 1992.
Christian de Portzamparc của Pháp được chọn vào năm 1994.
Gordon Bunshaft của Mỹ và Oscar Niemeyer của Brazil được trao giải vào năm 1988.
Frank Gehry của Mỹ được trao giải vào năm 1989 và Aldo Rossi của Italy vào năm 1990.
Vào năm 1996, Rafael Moneo của Tây Ban nha.
Vào năm 1997 là Sverre Fehn của Na Uy,
1998 là Renzo Piano của nước Italy.
1999 Ngài Norman Foster của UK vào
2000 Rem Koolhaas của Hà lan.
2001 hai kiến trúc sư của Thụy sỹ được vinh danh là Jacques Herzog and Pierre de Meuron.

Bruder Klaus Kapelle, Wachendorf, Germany (Photographer: Thomas von Arx)

Người Úc đoạt giải Glenn Murcutt vào năm 2002.
Jørn Utzon của Đan Mạch được trao giải vào năm 2003.
Zaha Hadid của Ukvào năm 2004
Thom Mayne của Mỹ vào năm 2005.
Paulo Mendes da Rocha từ Brazil đoạt giải vào năm 2006
Richard Rogers đoạt giải năm 2007.
Jean Nouvel của Pháp đoạt giải vào năm ngoái.

Bruder Klaus Kapelle - Interior (Photographer: Thomas von Arx)

Lĩnh vực kiến trúc mà được lựa chọn bởi gia đình Pritzker bởi niềm say mê của họ tới công trình cũng như sự liên quan của gia đình này tới việc phát triển thương hiệu khách sạn Hyatt trên khắp thế giới; đồng thời cũng bởi kiến trúc là một sự nỗ lực sáng tạo một sự nỗ lực sáng tạo không có trong giải thưởng Nobel.

Tiến trình hình thành sau khi giải Nobel , với một sự lựa chọn được thực hiện bởi một ban giám khảo quốc tế với những cân nhắc và lựa chọn một cách bí mật. Người được đề cử sẽ tiếp tục được tiếp tục cùng với hàng trăm các người đề cử khác từ các quốc gia trên khắp thế giới được cân nhắc lựa chọn hàng năm.

(Đề nghị ghi rõ nguồn kienviet.net khi đăng lại bài

Đọc thêm ...

File ghi âm bài giảng Lịch sử Đảng!

phần 1
phần 2
phần 3
phần 4

Đọc thêm ...

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

Architectural Structures

( Tài liệu kết cấu bằng hình rất hay)

download here

Đọc thêm ...

Các bạn chú ý!!

Hiện nay nhiều bạn không download tài liệu ở trang mediafire.com được, nhất là vào giờ cao điểm (20h --> 2h sáng), do vào giờ này IP của VN bị chặn,không cho download. Các bạn chịu khó download vào giờ khác nhé!

Đọc thêm ...