Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2008

10 Reasons to use Revit ( xem cho vui nhé! )


I received this email the other day from a fellow Revit user, entitled "Reasons to use Revit". You may have seen some of the images before, some are spoof, others are real but I thought it worth sharing. If anyone ever questions why you using Revit, show them these beauties, ( cheers Chris) it certainly made me smile. :-)

1. Camera views????

1

2. Clash detection.......

2

3. Parametric's gone wrong

4

4. A new form of fire escape

5

5. Escalators for the vertically challenged

6

6. When parametric change fails to deliver...

7

7. Reduce your carbon footprint; borrow light!

9

8. No guests allowed

10

9. Combating the Credit crunch

11

10. A Classic!!!!!

12

Đọc thêm ...

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2008

Kết cấu sàn Speedy deck - đột phá mới trong xây dựng


Xem hình
Thi công bằng tấm sàn Speedy deck tại nhà 109 Trường Chinh, Hà Nội. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Tưởng tượng cũng với móng cũ, nhưng tòa nhà cao nhất khu chung cư Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội) sẽ chịu được 50 tầng, chứ không phải 34 tầng như hiện nay, nhờ loại kết cấu sàn Speedy deck nhẹ hơn nhiều, và khả năng thi công nhanh gấp hàng chục lần.

Đây là sản phẩm mới nhất của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Kết cấu thép, khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam và cũng là rất mới trên thế giới.

Speedy deck thực chất là tấm khung sàn nhà được chế tạo tự động trong xưởng. Khi thi công, người ta chỉ việc ghép các tấm nhỏ với nhau tạo thành mặt phẳng lớn và đổ bê tông lên trên, không cần dùng đến cốt pha, gỗ chống như trong cách đổ mái truyền thống.

"Theo cách đổ mái truyền thống, trọng lượng sàn rất nặng vì lượng bê tông quá dầy, vừa tốn tiền của, vừa mất nhiều cột, ván gỗ để chống đỡ, gây ảnh hưởng đến môi trường, thời gian thi công lại rất lâu", Thạc sĩ Đỗ Đức Thắng, trưởng nhóm nghiên cứu nhận xét.

Cách làm thủ công này không thể thích hợp trong việc xây dựng các khu đô thị mới với nhiều nhà cao tầng. "Việc xây dựng các khu đô thị hàng loạt đòi hỏi phải công nghiệp hóa các khâu để tăng năng suất lao động, ổn định chất lượng, và tăng tốc độ thi công, Speedy deck ra đời nhằm đến mục tiêu đó", ông Thắng nói.

Speedy deck có cấu trúc là một tấm tôn mạ kẽm tạo sóng, được hàn bên trên với một dầm rỗng bằng thép tròn, tiết diện hình tam giác. Một tấm rộng 60 cm, dài 4-6 mét, có 2 dầm, nặng khoảng 30-40 kg, phù hợp cho việc vận chuyển, lắp ráp. Khi thi công, người ta sẽ móc các tấm này với nhau tạo thành một bề mặt rộng, gối lên hai đầu tường nhà. Ở giữa mỗi hai dầm lại đặt một hộp nhựa rỗng tái sinh (nhằm tạo khoảng trống trong bê tông, giảm tiêu thụ bê tông, từ đó giảm khối lượng sàn). Sau cùng, bê tông được phủ bên trên toàn bộ bề mặt.

Ông Thắng cho biết tôn kẽm thường rất yếu, nhưng khi kết hợp với dầm, nó tạo ra cấu trúc rất cứng. Thử nghiệm với 500 m2 sàn đầu tiên thuộc loại này tại số nhà 109 đường Trường Chinh, Hà Nội. Viện khoa học công nghiệp Bộ Xây dựng đã kiểm định và nhận thấy, khi chất tải đến 400 kg/m2 (tức là tối đa cho nhà dân dụng) độ võng của chiều dài nhịp 4 mét chỉ là 1/11.000. So sánh với cầu đường sắt, tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất cũng chỉ là độ võng 1/1.000 của chiều dài nhịp. Tức là Speedy deck vượt tiêu chuẩn khắt khe nhất 11 lần.

Một ưu điểm khác của sản phẩm là khả năng thi công rất nhanh. Ông Thắng cho biết dây chuyền thiết bị của nhóm nghiên cứu có thể sản xuất ra 1.000 m2 Speedy deck mỗi ca (bằng diện tích một tầng nhà trung bình), và một ngày có thể sản xuất đủ để phục vụ cho 3 tầng nhà. Trong khi với kiểu đổ mái truyền thống, phải mất 15 ngày mới hoàn tất được 1 tầng như vậy.

Sau cùng, nhờ kết cấu rỗng, Speedy deck làm giảm 20-30% trọng lượng bê tông. Nhờ vậy, với cùng một cấu trúc móng, cứ 2 tầng nhà xây theo cách truyền thống thì tương đương với sức nặng của 3 tầng nhà xây bằng Speedy deck. Mặt khác, do không cần dùng gỗ kê chèn và tốn nhân công đổ mái, mỗi mét vuông kiểu sàn mới rẻ hơn khoảng 300.000 đồng /m2 so với cách thông thường.

Tuy nhiên, một nhược điểm là với cấu trúc như hiện nay, sàn Speedy deck chỉ chịu lực được theo 1 phương. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đang cải tiến để nó có thể làm việc được theo 2 phương, và thay thế lớp tôn lót bằng bê tông. Cả hai loại kết cấu đang được đăng ký bằng độc quyền sáng chế.

Đến nay, đã có những chủ đầu tư lớn xem xét để ứng dụng sản phẩm này. Chẳng hạn công ty M&C (TP HCM) dự kiến ứng dụng cho chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp. Một số công ty ở Đài Loan và Hàn Quốc đề nghị mang công nghệ Speedy deck ra nước ngoài. Cũng theo ông Thắng, hiện nay mới chỉ hai nước khác có công nghệ tương tự, Hàn Quốc vượt trội hơn ta chút ít, còn Trung Quốc thì kém xa. Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất Speedy deck do các nhà nghiên cứu Việt Nam thiết kế, chế tạo chỉ có giá bằng 20% dây chuyền tương tự của nước ngoài.

"Đây thực sự là một bước tiến quan trọng trong ngành xây dựng Việt Nam. Chúng tôi mong Nhà nước có chính sách bảo hộ cần thiết để các nhà nghiên cứu có cơ hội cống hiến hơn nữa và được hưởng thụ thành quả lao động của mình", ông Thắng nói.

Speedy deck là sự tiếp nối trong loạt công nghệ ứng dụng kết cấu không gian vào xây dựng, do nhóm của ông Thắng nghiên cứu, chế tạo. Trước đó là loại kết cấu mái nhà cho các công trình công cộng như Nhà biểu diễn xiếc cá heo ở Tuần Châu (Hạ long), sân Thiên Trường (Nam Định), Nhà thi đấu Quần Ngựa (Hà Nội)..., và kết cấu mái cho nhà công nghiệp.

Đọc thêm ...

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Top 100 Houses from down under






Robyn Beaver Publisher : Images Publishing, 2005 | ISBN: 1-86470-141-2
| DJVU format | 348 pages | 24 MB

Download:


Chương trình để xem được file trên: download here




Đọc thêm ...

Khó áp dụng kiến trúc xanh ở VN


Kiến trúc xanh mang đến lợi ích trực tiếp, giúp giảm chi phí nhiên liệu, y tế, đem lại môi trường trong sạch. Nhưng ở Việt Nam, việc triển khai không dễ vì nguyên nhân liên quan đến vật liệu xây dựng, thể chế pháp lý và những hiểu biết chung.

Vật liệu xây dựng là một trong những vướng mắc hiện nay trong việc nhân rộng mô hình kiến trúc xanh. Vật liệu xây dựng cho mô hình kiến trúc xanh thường có giá thành ban đầu cao vì phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt như kính hai lớp để giảm bức xạ nhiệt; tổ chức và tận dụng sự lưu chuyển năng lượng trong ngôi nhà; sử dụng cảm ứng để điều chỉnh ánh sáng đèn thích hợp...

Vườn treo Babylon hiện đại ở thành phố Fukuoki, Nhật Bản.

Năng lượng được coi là quan tâm hàng đầu trong thiết kế nhà ở "kiến trúc xanh" ở hai khía cạnh. Thứ nhất, năng lượng tiêu hao để tạo ra sản phẩm sẽ phải ở mức thấp nhất. Một bức tường gạch phải được đem so với bức tường kính xem cần bao nhiêu năng lượng, bao nhiêu vật liệu khai thác từ thiên nhiên để tạo ra bức tường gạch và kính đó. Sản phẩm nào tiêu dùng ít năng lượng hơn sẽ được chọn. Với xu hướng đó, trên thế giới ngày càng dùng nhiều bê tông nhẹ chịu lực cao, gia tăng các vật liệu mới. Công nghệ mới cũng cho phép sử dụng kết cấu có kích cỡ nhỏ, ít chiếm chỗ hơn bê tông cốt thép kiểu cũ. Điều này cho phép dành nhiều không gian hơn cho nhu cầu sinh hoạt, khoảng trống, mảng xanh... Và tất nhiên, đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn hẳn với nhà thông thường.

Thứ hai, năng lượng tiêu hao để vận hành sử dụng toà nhà cũng sẽ được xem xét từ trong quá trình thiết kế. Các thiết bị tận dụng năng lượng trực tiếp từ thiên nhiên như nắng, gió… trước đây gặp trở ngại vì giá thành thường cao. Nhưng hiện nay, việc ứng dụng đã khả thi hơn nhờ công nghệ có bước đột phá, giá thành giảm. Chẳng hạn như pin mặt trời trước đây chỉ có hiệu suất 25% (biến 25% năng lượng mặt trời chiếu xuống một đơn vị diện tích tấm pin thành năng lượng hữu ích) thì nay có thể đạt hiệu suất 60%.

Về thể chế và khung pháp lý, ở Việt Nam, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều nghị định và quy chuẩn xây dựng với các công trình sử dụng hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ. Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư vì số tiền bỏ ra ban đầu khá cao, lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính quyền đô thị. Hiện, các công trình nhà ở thông minh hay tiết kiệm năng lượng chỉ tồn tại lẻ tẻ mà ít có sự tuyên dương, giới thiệu hay quảng bá nào.

Viện Kiến trúc Mỹ hàng năm đều có bình chọn sản phẩm trao giải top 10 công trình xanh. “Xanh” cũng là một tiêu chí lớn trong 10 công trình kiến trúc nổi bật của năm 2007 do tạp chí Time bình chọn. Tiến sĩ Matthias Krups, Chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc FuturArc cho rằng đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến môi trường.

Tại Trung Quốc, Skidmore, Owings & Merrill đã thiết kế dự án tòa nhà chọc trời không tiêu hao năng lượng đầu tiên ở Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào năm 2009. Mang tên “Toà tháp Châu Giang” với 71 tầng, đây sẽ là toà nhà sạch đầu tiên ở Trung Quốc, bởi chỉ sử dụng nguồn năng lượng dựa vào sức gió và ánh nắng mặt trời. Thiết kế mới được coi là động thái có tính khích lệ trong bối cảnh Trung Quốc có khoảng 50% ô nhiễm từ các toà nhà. Hiện các nhà chức trách quốc gia này đang xúc tiến việc phát triển tốt cho môi trường bằng việc loại các dự án không thoả mãn các tiêu chuẩn sạch và hỗ trợ tài chính cho các công nghệ thân thiện môi trường.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc cũng đã lập quỹ thưởng cho cá nhân, tập thể, công sở nào tận dụng diện tích mái nhà trồng thảm cỏ, cây xanh trên cao. Nhờ mức thưởng tăng theo diện tích thảm xanh tạo ra so với diện tích nhà xây mà thúc đẩy được tốc độ xã hội hóa, tăng “diện tích xanh” để thay đổi vi khí hậu trong các tiểu khu đô thị, khắc phục ô nhiễm khói bụi, tăng ô xy tự nhiên. Các bể bơi lộ thiên cũng được xây ở mái bằng tòa nhà để tăng diện tích mặt nước, tận dụng đất trống giữa các nhà cao tầng để xây bể bơi, làm bồn phun nước, cải thiện vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng cho các toà nhà.

Hiểu biết chung về kiến trúc xanh còn hạn chế. Số lượng các tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam ít, lại đa phần là các tài liệu có xuất xứ từ châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi người ta chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng đầu. Kiến trúc xanh không có một quy tắc chung mà vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó mới xem xét giải pháp nào là phù hợp, tức là cách ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… mới là kết quả cuối cùng cho một mô hình kiến trúc xanh.

Một số nghiên cứu của các kiến trúc sư, nhà hoạt động môi trường trong khu vực chưa được quảng bá và phổ cập rộng rãi cho những người làm nghề cũng như người sử dụng. Trong buổi nói chuyện của một chuyên gia hàng đầu về kiến trúc xanh tại Đài Loan, giáo sư Lâm Thế Đức, giảng dạy tại khoa kiến trúc của trường ĐH Thành Công (Đài Loan), đồng thời là cố vấn của Đài Loan về kiến trúc xanh và tiết kiệm năng lượng, đã nhấn mạnh vấn đề này mà Đài Loan và Việt Nam, đang mắc phải. Ông cũng đề cập đến hệ thống kiến trúc xanh ở Đài Loan với 9 tiêu chí tóm gọn là EEWH (Ecology – Energy saving – Waste reduction – Health) trong đó tiết kiệm năng lượng và nước là hai tiêu chí quan trọng nhất.

Tóm lại, khi muốn ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, cần có những bước khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết... để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần thiết phải đưa ra được một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam.

(Theo Tạp chí Kiến trúc VN)

Đọc thêm ...

6 công trình tiêu biểu năm 2008



Xem hình

BusinessWeek và Architectural Record vừa công bố giải thưởng các công trình có thiết kế đẹp, đi kèm với tiêu chí phục vụ tốt cho các hoạt động kinh doanh năm 2008. Đây là lần thứ 11, hai tạp chí danh tiếng công bố giải thưởng này.

Từ khoảng 90 ứng viên, ban giám khảo chỉ chọn ra được 6 công trình tiêu biểu nhất để trao giải. Một trong những tiêu chí quan trọng là tác động của dự án, không chỉ tới các khách hàng hiện thời, mà còn với cộng đồng nói chung. Những vì thế, ngoài thiết kế đẹp, khách hàng của các công trình này sẽ gặp thuận lợi và đạt được mục tiêu kinh doanh của họ theo khẩu hiệu "Thiết kế tốt đem lại hiệu quả kinh doanh cao".

Điều đáng tiếc nhất mà ban giám khảo cho biết sau khi công bố giải thưởng, đó là không thể trao giải cho nhiều công trình có thiết kế rất ấn tượng. Lý do đơn giản là chất lượng dự án chưa đạt được tiêu chí đề ra, thiếu các thông số tạo nên yếu tố hỗ trợ kinh doanh.

Lễ trao giải cho các công trình năm nay sẽ được diễn ra tại New York City, ngày 7/10.

Tòa nhà Elm Park, Dublin (Ireland) do Công ty Bucholz McEvoy Architects Limited thiết kế.
Tòa nhà tại khu phố Alley24, Seattle (bang Washington) do NBBJ Architects thiết kế.
Tòa nhà Santa Monica (California, Mỹ) do STUDIOS Architecture thiết kế.
Trung tâm One Haworth (Hà Lan) do Ralph Johnson ở Công ty Perkins + Will Architects thiết kế.

Poly International Plaza, tại Quảng Châu (Trung Quốc), do Skidmore, Owings & Merrill thiết kế.

Công trình Harman Hall, tại thủ đô Washington D.C. (Mỹ) do Diamond and Schmitt thiết kế.


Juve (Theo Vnexpress.net)

Đọc thêm ...

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2008

10 kiệt tác kiến trúc từ bùn đất

Từ những viên gạch làm từ bùn đất, con người đã tạo nên những tòa kiến trúc tráng lệ. Chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc này, người ta không khỏi bối rối vì chẳng hiểu sức mình có thể làm được như vậy hay không?

Dưới đây giới thiệu 10 công trình kiến trúc bằng bùn đất tiêu biểu, trong đó có Nhà thờ Hồi giáo Dejenne tại Mali, đây là công trình được xây từ bùn lớn nhất thế giới. Được xây dựng lại trên nền đổ nát của nhà thờ Hồi giáo đầu tiên (vào thế kỷ 13), công trình này chỉ mất một năm thì hoàn thành. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Theo: http://www.environmentalgraffiti.com/featured/mud-structures-citadel/2227.

Chan Chan, the Mud-Brick adobe city in Trujillo, Peru. Image by Travelopod

chan chan trujillo Peru - made of mud brick

For years, and still in some places, people build their own houses, mud brick by mud brick, creating a dwelling to be proud of, something of their own. This style of vernacular architecture is common place throughout much of the world yet is seen as something of a fad in the western world, especially among those who aren’t convinced sustainable living is the way forward.

If you’re thinking of building your own mud hut, take a load of these images we’ve complied for you. The workmanship is second to none, and enough to put most of us to shame!

1. Dejenne Mosque in Mali is the world’s largest mud structure. Built on the ruins of the first great mosque, which dated back to the 13th century, this current structure was built in just one year and is now a proud UNESCO World Heritage site.
mosque mali
mmaaggggiiee

2. This grand old Kasbah stands proud in the southern Moroccan town of Ouarzazate.
kasbah
Mous58

3. Dijinguere Ber Mosque, in Timbuktu, was built to resemble a pyramid as its creator Mansa Musa had not long returned from Egypt and wanted to build something to remind him of the country. It was constructed bewteen the years 1324 and 1327.
timbuktu
sandals

4. The Citadel of Rayen, in Iran, was constructed in between 224 - 652 AD and is quite similar to the Citadel of Bam, which is some 20 miles away.
citadel of rayen
travfotos

5. Arg e Bam, in Iran, dates back at least 2000 years and is, or rather was, one of the most amazing complete mud towns. Unfortunately, much of it was destroyed in the earthquake of 2003, which killed an estimated 26,000 people.
Bam
elisabetta2005

6. Pimp up your hut. This one is in Earthaven, Black Mountain, NC. We’re not sure what style they were going for but it’s definitely individual!
Mirror Hut
slowlysheturned

7. The city of Shibam in Yemen is made up of towering mud skyscrapers, many of which are around 500 years old. The area has been a UNESCO World Heritage site since 1982.
shibam
unknown

8. This intriguing African mud building in Burkina Faso shares many qualities we now aspire to when building our homes – sustainability, sculptural design and participation of the community.
Burkina Faso
funci

9. These wonderful beehive huts in Sarouj, Syria, and show off talented ancient building practices that are still used to this day.
Beehive huts
hazy_jenius

10. Hand-made mud bricks lying out to dry in Nyeleni, Mali. Judging from the huts in the background of the pic, they produce mighty fine huts, too.
bricks drying


Đọc thêm ...