Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

HAPPY NEW YEAR!! HAPPY 2010!!

Đọc thêm ...

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

The Stone Towers by Zaha Hadid Architects

Đọc thêm ...

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Building Type Basics for Museums


Contents

  • Art Museums
  • History Museums
  • Children's and Youth Museums
  • Science and Natural History Museums
  • Specialized Museums and Galleries
download here

Đọc thêm ...

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

TCKT05!

Nội dung tiểu luận môn chuyên đề trùng tu di tích kiến trúc (ttdt-kt):
câu 1: Nêu các quan điểm về công tác ttdt-kt?
câu 2: Phân tích các phương pháp ttdt-kt?
câu 3: Lấy ví dụ cụ thể về phương pháp phục dựng?

tên GV: Ths. KTS Trần Anh Tuấn.
Hình thức nộp bài:
- Đánh văn bản gồm 2 trang A4.
- Chép file (Tất cả các file của lớp sẽ gom lại và ghi chung 1 đĩa CD)
Nộp bài vào ngày chủ nhật 27/12/2009 (đi sửa bài ĐA nộp lun)

Đọc thêm ...

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Quả cầu sinh thái sẽ 'mọc' lên giữa Dubai






Công ty kiến trúc James Law và công ty cung cấp giải pháp công nghệ TechnoPark Dubai mới hoàn thành ý tưởng về tòa nhà sinh thái Technosphere với thiết kế hình cầu hết sức đặc biệt.

Dự kiến tòa nhà này được xây dựng tại Trung tâm thủ đô Dubai, các Tiểu vương quốc Ả-rập.

Thành tựu tiên phong này cho thấy sự bùng nổ của công nghệ cũng như thể hiện ý thức bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Technosphere sẽ tọa lạc tại trung tâm thành phố Dubai

Mẫu thiết kế của Technopark- Dubai và James Law là một toà nhà được xây dựng giống hình dáng quả địa cầu. Nó thể hiện chân thực nhất những yếu tố cơ bản của hệ sinh thái con người đang sống. Tòa nhà này hướng tới mô hình mà ở đó, không khí thải cac bon, tự cung cấp năng lượng sạch và xử lý các chất thải, khiến nó trở thành gần như hoàn toàn vô hại với hệ sinh thái.

Xung quanh tòa nhà là các tấm pin mặt trời cung cấp năng lượng cho tòa nhà.

Các nhà thiết kế đã lấy hệ sinh thái của trái đất làm ý tưởng và chuyển thể nó thành một khu phức hợp đa chức năng dựa theo các hoạt động tự của nhiên với mục tiêu cung cấp nhà ở, cho thuê văn phòng cũng như là trung tâm mua sắm, giải trí, nhà hàng, khách sạn và du lịch.

Tòa nhà này sẽ trở thành một kỳ quan cho công chúng đến tham quan, sống và làm việc; đồng thời cũng trở thành biểu tượng sức mạnh của công nghệ và ý thức bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là biểu tượng của Technopark, với tên gọi “Technophere”, bầu không khí công nghệ.

Bên trong Technosphere là các hệ thống cung cấp, tái tạo không khí và nước cùng những khu cây xanh tạo cảm giác thân thiện, dễ chịu cho con người.

Technosphere ứng dụng các công nghệ tiên tiến mang lại một môi trường sinh thái không ô nhiễm như hệ thống tự động lọc, tái tạo và cung cấp không khí.

Một hệ thống phân phối thông minh cho văn phòng và khách sạn không chỉ cung cấp ánh sáng cho các hoạt động của con người mà còn sản xuất điện từ năng lượng mặt trời thông qua các tấm pin mặt trời bố trí xung quanh tòa nhà.

Bên trong Technosphere sẽ có những khu cây xanh tạo cảnh quan cũng như cung cấp thêm không khí sạch cho các khu vực. Các hệ thống nước tái chế và luân chuyển giảm thiểu sự lãng phí nước của tòa nhà.

Trong tương lai, Technosphere sẽ trở thành biểu tượng công nghệ và sinh thái của thành phố Dubai.


Technosphere tọa lạc trên trục của dự án về một thành phố mới của Technopark. Trong tương lai, nó có thể trở thành biểu tượng của Dubai.
(khoahoc.com.vn)

Đọc thêm ...

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2009

Đổi mới đào tạo kiến trúc sư, một yêu cầu cấp thiết


Thời gian qua, công tác đào tạo KTS tại Việt Nam nhìn chung đã có những bước phát triển mạnh về quy mô đào tạo.

Với đặc thù là đào tạo những người làm nghề sáng tạo nên phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới. Hiện tại, công tác này đang còn nhiều tồn tại trong suốt thời gian dài, chuyển biến còn chậm chạp, chưa theo kịp nhu cầu xã hội.

Việc đổi mới công tác đào tạo KTS là cần thiết nhưng dường như chưa trở thành một quyết tâm lớn ở các cơ sở đào tạo. Trong khi đó, yêu cầu thực tiễn lại đang đòi hỏi một sự đổi mới lớn mang tính tổng thể, tránh tình trạng đào tạo theo kiểu dập khuôn, lối mòn, không thực tiễn đang tạo nên khoảng cách ngày một xa hơn so với thế giới.


Ngày 12/10/2009, tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo nhà trường, các đơn vị của trường và lãnh đạo các đơn vị của trường về công tác quản lý và đào tạo.


Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Cục Phát triển đô thị, Vụ Tổ chức Cán bộ, Kiến trúc Quy hoạch, Khoa học Công nghệ, Kế hoạch Tài chính, Hợp tác Quốc tế, Văn phòng Bộ Xây dựng. TCKTVN đã lược ghi một số ý kiến của Thứ trưởng phát biểu tại cuộc họp:


Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là trường có bề dày truyền thống đào tạo nhân lực cho ngành Xây dựng và đất nước, là một trong những địa chỉ uy tín của ngành giáo dục cũng như cơ sở đào tạo của Bộ Xây dựng.


Trong điều kiện phát triển mới của đất nước, tác động trực tiếp tới yêu cầu về chất lượng nhân lực được đào tạo. Trường ĐH KTHN đã phát huy vai trò đầu tàu của các trường đào tạo về các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, quản lý đô thị...


Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn đã chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể của trường trong thời gian tới; Trong đó, nhấn mạnh về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với một số nội dung chính như:


1. Đối với công tác đào tạo


Ban giám hiệu nhà trường cần đẩy mạnh phát triển công tác đào tạo và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Có hai mảng đào tạo chủ yếu của trường là: đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư và đào tạo sau đại học. Nhà trường cần có cơ chế linh hoạt tìm ra những nhân tố tích cực trong đội ngũ giảng viên trẻ để bồi dưỡng làm nòng cốt phục vụ chiến lược phát triển của trường. Bên cạnh đó, cần phải mời giảng viên thỉnh giảng ở các Viện, cơ quan bên ngoài có kinh nghiệm tham gia giảng dạy.


Từng khoa, từng bộ môn phải tự đánh giá lại chương trình giảng dạy thông qua các buổi sinh hoạt học thuật mở rộng (giữa các giảng viên, giữa các bộ môn, giữa các khoa). Ban giám hiệu và các khoa cần chủ động xây dựng hệ thống giáo trình chuẩn bám sát thực tế phát triển hiện nay (giáo trình đang dạy qua nhiều năm đã cũ cần cập nhật kiến thức mới), các môn học chuyên ngành phải đáp ứng nhu cầu của từng khoa, coi đây là trọng tâm trong công tác đào tạo, từ đó đề xuất được các vấn đề cần thay đổi của chương trình dạy.


Có những môn phục vụ ít cho chuyên môn cần phải loại bỏ cũng như cần tăng cường môn mới, chuyên sâu hơn những môn học thực sự cần thiết. Sự gắn kết giữa các môn chuyên ngành như: Thiết kế, vật liệu, cơ kết cấu... cần có giáo trình riêng, phục vụ cho sinh viên kiến trúc. Chủ nhiệm bộ môn và giảng viên môn này cần có sự hợp tác, làm việc với các bộ môn khoa kiến trúc để xác định những nội dung trọng tâm phục vụ tốt cho công tác đào tạo KTS.


Thực hiện hợp tác trong nước, quốc tế phải học tập được kinh nghiệm giảng dạy xây dựng giáo trình của các trường đại học mà trường đang hợp tác. Các giảng viên được cử đi học nước ngoài, sau khi trở về phải có báo cáo về tài liệu và kiến thức của khóa học đóng góp cho bộ môn, khoa và nhà trường.


2. Đối với công tác nghiên cứu khoa học


Hiện nay, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ nhà trường đã có các đơn vị thực hiện chức năng như: Viện Kiến trúc nhiệt đới, Trung tâm nâng cao năng lực và nghiên cứu đô thị,... cần khai thác được hết tiềm năng cán bộ giảng dạy của trường; cần có sự đầu tư thích đáng cho các cơ sở NCKH này của trường. Ban giám hiệu nhà trường thực hiện các chương trình khuyến khích các giảng viên trẻ và sinh viên tham gia vào nghiên cứu khoa học hướng đến phục vụ công tác giảng dạy và các nhu cầu thực tế xã hội đang đặt ra.


3. Đối với công tác quản lý


Nhà trường cần xem xét sửa đổi lại quy chế cũ, nâng cao năng lực quản lý. Biên soạn quy chế mới về quản lý nhân sự, chi tiêu nội bộ, quản lý tài sản, dịch vụ và đời sống giảng viên và cán bộ công chức... Thực hiện nghiêm túc việc quản lý giờ lên lớp của giảng viên, sinh viên; có cơ chế kích thích những nhân tố tích cực: giáo viên dạy giỏi, cán bộ quản lý giỏi, sinh viên giỏi.


Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu cơ chế chủ động cho các Khoa, phòng ban chức năng trong công tác tài chính thông qua các hình thức khoán để tự chủ. Thực hiện xây dựng quy chế hoạt động về tài chính sau khi được góp ý của từng đơn vị trong trường.


Tăng cường công tác kiểm tra việc đóng góp của các đơn vị tư vấn, dịch vụ, chuyển giao công nghệ trực thuộc nhằm phục vụ cho việc hỗ trợ nguồn kinh phí cho các hoạt động giảng dạy và NCKH của trường (Tham khảo tại các đơn vị có mô hình tương tự).


Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn cũng đã đề nghị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội thành lập tổ công tác lập đề án đổi mới công tác đào tạo và giảng dạy, lấy ý kiến, hoàn thiện để báo cáo Hội đồng Khoa học và lãnh đạo Bộ Xây dựng trong thời gian sớm nhất.


Thứ trưởng BXD - TS.KTS Nguyễn Đình Toàn

Theo tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 11/2009


Đọc thêm ...

TCKT05!

-Ngày 17/12 môn KTXD nghỉ, sẽ bù lại vào ngày thứ ba (22/12).
-Thứ sáu 18/12 học chuyên đề BV.

Đọc thêm ...

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

TCKT05!

Tối nay ngày 15/12 môn Tư tưởng HCM học bù nha!

Đọc thêm ...

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Temppeliaukio Church by Timo & Tuomo Suomalainen

Temppeliaukio Church by Timo & Tuomo Suomalainen


Temppeliaukio Church by Timo & Tuomo Suomalainen

——————————-
Project Details:
Building Temppeliaukio Church
Architects Timo & Tuomo Suomalainen
Program Religious Building
Acoustics Paavo Berglund and Mauri Parjo
Completed 1969
Location Lutherinkatu 3, Töölö neighbourhood, Helsinki, Finland



Đọc thêm ...

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

Mack Scogin Merrill Elam Knowlton Hall: Source Books in Architecture


# Paperback: 160 pages
# Publisher: Princeton Architectural Press; 1 edition (August 25, 2005)
# Language: English
# ISBN-10: 1568985215
# ISBN-13: 978-1568985213
# Product Dimensions: 8.9 x 8 x 0.7 inches
download here

Đọc thêm ...

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Giải thưởng Loa Thành 2009

Danh sách xếp loại Giải thưởng Loa Thành 2009

Giải thưởng Loa Thành 2009 (chi tiết các đồ án đoạt giải)

(mag.ashui.com)

Đọc thêm ...

Đồ án sinh viên kiến trúc: tính ứng dụng và căn bệnh hình thức

Có thể khẳng định rằng sinh viên ngày nay nói chung, sinh viên kiến trúc nói riêng ngày càng bộc lộ được sự năng động, thông minh và sáng tạo.

Trong các cuộc thi về kiến trúc, đối tượng đoạt giải là sinh viên hoặc những KTS trẻ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải nhìn nhận một vấn đề rất đáng lo ngại, đó là tính ứng dụng trong các đồ án thiết kế của các bạn trẻ này. Liệu có ai đó giật mình nghĩ rằng mình như đang mộng du đi trên các tòa nhà cao tầng?

Tính ứng dụng đạt tới đâu?

Theo PGS. TS Phạm Hùng Cường, giảng viên trường ĐH Xây dựng Hà Nội thì có tới 50 - 60 % đồ án của sinh viên bị sai về nguyên lý kiến trúc và lỗi kỹ thuật do chưa nắm được nguyên lý giải quyết vấn đề. Đây là một thực tế cần khắc phục bởi chúng ta không thể đào tạo một đội ngũ kiến trúc sẽ tạo nên diện mạo nước nhà mà khi ra trường chưa nắm vững những logic thiết kế. Sinh viên hiện nay chủ yếu nặng về tính thẩm mỹ, tính hình thức và còn “bay bổng” quá nhiều dẫn đến những điều thiếu thực tế. Khi thực hiện đồ án, sinh viên thường trong tình thế rất bị động, chưa biết phát hiện vấn đề. Trong những giờ hướng dẫn đồ án thì sinh viên thường vắng mặt rất nhiều và không coi trọng nhiều. Sinh viên thường dành nhiều thời gian để vẽ hơn là để tư duy.

Trong một đồ án của sinh viên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá cao ở họ về yếu tố kỹ thuật nhưng sinh viên cần khả năng giải quyết vấn theo tư duy lôgic. Sinh viên trước tiên phải biết mình cần gì, sau đó mới đi tìm hướng giải quyết, và hướng giải quyết đạt hiệu quả tới đâu thì phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người. Đôi khi, sinh viên hay nhầm lẫn giữa bản thân và đối tượng thiết kế. Không phải mình cứ muốn gì là áp đặt lên mà cần phải quan tâm xem đối tượng mình thiết kế là cái gì? Phục vụ cho ai? KTS không được muốn thế này, muốn thế kia mà phải là từ đề tài, đối tượng sử dụng, xã hội muốn gì? Đây chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.

Có những sinh viên khi thiết kế một khu vui chơi lại nghĩ luôn đến việc sẽ cho những gì mình thích vào đó như con Rồng uốn lượn chẳng hạn mà quên mất là nghĩ đến đối tượng sử dụng. Khi hỏi một sinh viên làm đồ án thiết kế rạp hát rằng tại sao bạn lại làm mái vòm thế này, sao ghế ngồi lại bố trí thế này?... Sinh viên đó đã không lý giải được những nguyên lý lôgic về kỹ thuật cần có để tạo nên phương án mà chỉ đơn thuần là thấy nó đẹp, hoành tráng. Đây là lỗi thường thấy ở các sinh viên hiện nay khi thực hiện đồ án.

Những lí giải từ thực tiễn

Tuần “chạy lụt” của sinh viên kiến trúc. Có chứng kiến cảnh sinh viên kiến trúc vào thời gian thi và nộp đồ án mới có thể thấy hết được cái cách học, cách làm đồ án của họ. Được gọi là tuần “chạy lụt” vì thông thường họ chỉ làm đồ án trong khoảng một tuần lễ và đó thực sự là tuần “quên ăn, quên ngủ”. Thời gian để suy nghĩ, tư duy không có mà một tuần đó chủ yếu dành cho việc vẽ phối cảnh. Bạn làm xong sớm sẽ giúp những bạn khác chưa xong vẽ một phần đồ án mà rõ ràng đó không phải là cái mình đã tìm hiểu. Như vậy, thời gian đâu để dành cho đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Làm xong kịp thời gian nộp đã là tốt rồi. Chưa hết, cá biệt có những sinh viên còn mua đồ án có sẵn từ các dịch vụ vẽ thuê. Các thầy cô hướng dẫn nếu không kiểm tra sát sao tiến độ thực hiện đồ án của sinh viên từ đầu sẽ khó mà phát hiện được những điều “thật - giả” này.

Bệnh ưa hình thức của người Việt. Người dân Việt Nam từ trước tới giờ rất quan tâm đến hình thức. Trong thiết kế kiến trúc cũng vậy, đó là yếu tố tiên quyết trong một công trình, một đồ án. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ dẫn tới các đồ án của sinh viên kiến trúc hiện nay quá nặng về hình thức mà yếu về công năng, nguyên lý. Kiến trúc sư là phải biết vẽ, vẽ đẹp. “Khi vào trường thì thi vẽ, khi xin việc các bạn thi vẽ phối cảnh”. Các đồ án thiết kế kiến trúc, quy hoạch khi duyệt cũng vậy, phối cảnh được duyệt đầu tiên. Chính vì vậy nên KTS hiện nay rất cần vẽ đẹp. Sinh viên ngành kiến trúc của nước ngoài đôi khi vẽ kém hơn chúng ta rất nhiều, tuy nhiên họ lại nổi trội hơn hẳn ở cách đặt vấn đề, cách tiếp cận ở các yếu tố về công năng, kinh tế, kỹ thuật. Cũng cần phải nói rõ hơn: một công trình kiến trúc khác với một công trình xây dựng đơn thuần là phải có vẻ đẹp, vẻ đẹp đó chính là do bàn tay của các KTS vẽ nên. Đây chính là yếu tố khiến các sinh viên mất quá nhiều thời gian cho việc vẽ phối cảnh mà không còn đủ thời gian để tìm tòi, nghiên cứu đến các yếu tố khác.

Sinh viên kiến trúc cần gì?

Đầu tiên chúng ta cần nhận thức rõ về tính thực tiễn trong một công trình kiến trúc là gì. Có thể hiểu đơn giản là sinh viên có thể nắm được bài bản các quy trình hay các bước để thiết kế được một công trình. Khi bạn thiết kế một biệt thự, bạn phải có được hình dáng khu đất và vị trí địa lý của nó trong đầu. Từ khu đất mới nghĩ ý tưởng, có ý tưởng là phải phác họa ngay rồi mới đi sâu tìm hiểu các chi tiết kiến trúc. Các sinh viên cũng cần làm việc với kết cấu để tìm hiểu xem với một công trình như vậy, ý tưởng như vậy thì có gặp khó khăn gì trong kết cấu hay không, điện nước bố trí thế nào,... Việc ra công trường tìm hiểu thực tế là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu khi thiết kế một đồ án. Nên gắn đồ án với một công trình đang xây dựng để rút ra kinh nghiệm. Nhưng đây lại là điều “xa xỉ” của sinh viên.

Dành thời gian nhất định để tìm hiểu, nghiên cứu các cuốn sách về kết cấu, lý luận lôgic trong thiết kế sáng tạo một công trình. Đây là những tiền đề, những nền móng đầu tiên để sinh viên có thể bước chân vào việc làm đồ án. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên đang nhầm lẫn giữa việc làm thực tế và nghiên cứu học tập. Bắt đầu từ năm thứ 2, các bạn đã tham gia cộng tác và làm việc tại các công ty kiến trúc. Sang đến năm thứ 3, các bạn đã được làm những công trình thật và được nhận lương. Học được rất nhiều điều từ việc đi làm thực tế, đó là điều không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ rằng việc thực hành tại các công ty khác hoàn toàn với việc thực hành trong các xưởng đào tạo bởi tính định hướng của nó. Yếu tố kinh tế và lợi ích chi phối tất cả. Sẽ chẳng có mấy người giảng dạy, gợi mở vấn đề cho sinh viên mà sẽ chỉ là làm thế này hay làm giống thế này. Cũng có nhiều sinh viên chọn cách thực hành tại các xưởng hoặc công ty của thầy cô. Ở đây vừa được học, vừa được làm. Đây là một điều rất tốt nhưng tất nhiên không phải ai cũng có cơ hội. Thường thì chỉ dành cho một số sinh viên ham học hỏi và có thành tích nổi bật. Số lượng này không nhiều, còn lại các sinh viên khác thì vẫn không thể tự tìm ra cho mình được một cơ hội thực sự.

Qua giải thưởng Loa thành lần thứ 20 vừa rồi, dường như các nhà chuyên môn cũng đang hướng tới tính thực tiễn trong các đồ án của sinh viên. Mọi năm, các giải cao thường được trao cho những đồ án rất vĩ mô và không tưởng, nhưng năm vừa rồi lại là đồ án hết sức cụ thể, gần gũi và đơn giản. Có lẽ, đó cũng là định hướng mà sinh viên nên chú trọng khi thiết kế các đồ án của mình.
(http://mag.ashui.com)

Đọc thêm ...

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

TCKT05!

-download bài giảng Kinh Tế-Xây Dựng.
- Ngày 27/11 môn chuyên đề Bệnh Viện nghỉ nha!

Đọc thêm ...

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

KẾT QUẢ GIẢI THƯỞNG LOA THÀNH NĂM 2009 - GIẢI THƯỞNG CHO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KIẾN TRÚC SƯ XUẤT SẮC NHẤT.


Giải thưởng Loa Thành dành do đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các trường thuộc khối Kiến trúc - Xây dựng do 5 cơ quan gồm Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư VN, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Xây Dựng đồng dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN đã được tổ chức 20 năm và phần nào được coi là có tác dụng khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Kiến trúc – Xây dựng.

Giải thưởng Loa Thành năm 2009 (lần thứ 21) có 14 trường tham gia xét chọn với 123 đồ án. Lĩnh vực Kiến trúc & Quy hoach có 40 đồ án là lĩnh vực có truyền thống, năm nào cũng có nhiều đồ án dự thi nhất, tiếp theo là chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp – 38; Công trình thuỷ – 17; Kỹ thuật hạ tâng & Môi trường Đô thị – 16 và Công trình giao thông – 12 đồ án.


Đồ án "Nhóm nhà ở cao tầng thương mại văn phòng Nguyễn Công Trứ - Hà Nội" của Lê Thành Luân - ĐH Xây dựng Hà Nội
Các Hội đồng chuyên ngành đã khẩn trương làm việc trong đầu tháng 11/2009 và đã có kết quả trình lên Hội đồng giải thưởng.

Kết quả thảo luận ở các Hội đồng chuyên ngành cũng như Hội đồng giải thưởng đã đi đến các nhận xét sau đây (cũng là các điểm lưu ý các trường về cuộc thi):

1 - Năm nay trong số đồ án dự thi đã có khoảng 14% đồ án được đánh giá là các đồ án tiêu biểu, xuất sắc, đáp ứng các tiêu chuẩn của cuộc thi. Các đồ án này đã thể hiện đầy đủ, hoàn hảo Tiêu chuẩn thứ nhất là tính tổng hợp và hệ thống kiến thức của một kiến trúc sư / kỹ sư, phù hợp với mục tiêu đào tạo chuyên ngành; và Tiêu chuẩn thứ hai là khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT hiện đại và có nhiều sáng tạo, táo bạo gắn với việc giải quyết tốt dây chuyền công năng và kỹ thuật. Đây là hai Tiêu chuẩn quan trọng mà các đồ án dự thi phải đạt được điểm cao thì mới đoạt giải. Nhiều tác giả đồ án được đánh giá là có khả năng tự học khá tốt để trong thời gian 14-16 tuần đã mở rộng được kiến thức lý thuyết và bám sát được các đòi hỏi sinh động từ thực tiễn làm cho đồ án có được tính thuyết phục cao đối với Hội đồng bảo vệ cũng như Hội đồng chuyên ngành.

2 - Mặc dù trong Quy chế và trong các Thông báo số 1, 2 và 3 về cuộc thi, Hội đồng giải thưởng, Ban tổ chức đã lưu ý các trường cần chọn đồ án dự thi chặt chẽ và đúng quy chế. Nhưng các năm gần đây việc vi phạm các quy định vần còn xảy ra ở một vài trường. Trước hết là vi phạm về tỷ lệ đồ án dự thi trên tổng số sinh viên tốt nghiệp, thứ đến không chỉ một trường đã gửi đồ án là các công trình nghiên cứu khoa học về một đề tài cụ thể (có trường còn gửi cả các đồ án mà thực chất chỉ là các Báo cáo thực tập tốt nghiệp).

3 - Đã có một vài trường gửi đồ án về các đề tài quen thuộc từ những năm trước, trong đó có một số đề tài đã đoạt giải mà trong đồ án dự thi năm nay lại không có gì mới, nhất là ở Tiêu chuẩn thứ hai (sáng tạo, độc đáo) nên các Hội đồng chuyên ngành đã không xếp giải. Vì vậy đề nghị các trường không gửi dự thi các đồ án về các đề tài cũ đã gặp ở các năm trước, mặc dù có thể tại các Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp các đồ án đó đạt điểm cao.


Đồ án "Trung tâm triển lãm mỹ thuật đương đại Thủ Thiêm" của Nguyễn Phương Thảo - ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh

4 - Về độ “lỡ nhịp” giữa các trường với thực tế sản xuất & nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc-xây dựng có thể nêu lên các nhận xét sau:
a) Không chỉ một lần Ban Tổ chức giải đã khuyến cáo các Thầy Cô việc cập nhật các Quy phạm & Tiêu chuẩn mới cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức cho các tân KTS-KS để bước vào đời. Tuy nhiên năm nay vẫn còn các đồ án dự thi đã sử dụng các Quy phạm & Tiêu chuẩn của những năm 60-70.

b) Về lĩnh vực công trình: hầu hết cả Thầy cả Trò đều ham thích thực hiện các đồ án về các công trình cao tầng. Nhưng rất tiếc công nghệ thiết kế và thi công trong các đồ án đó đã không có nhiều đổi mới. Mặc dù hiện nay có thể nói đang là thời kỳ đô thị hoá ồ ạt, đòi hỏi phải xây rất nhanh, rất nhiều nhà ở và các loại công trình khác trong các đô thị mới. Nhiều công nghệ mới đã ra đời để đáp ứng tốc độ phát triển đó. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ theo đề xuất trong các đồ án dự thi, những toà cao ốc đó vẫn mọc lên bằng cách “cặm cụi nối vô số sợi thép” với nhau rồi đổ bê tông thành các cột khung nhà và xây dựng tường bằng cách “phết vữa” lên từng viên gạch. Trên thực tế các công nghệ về bê tông lỗ rỗng, xi măng lưới thép, bê tông đúc sẵn, kết cấu thép hình v.v… đang là các công nghệ xây dựng mà nhiều nước có cùng một hoàn cảnh khủng hoảng thiếu nhà ở, văn phòng tại các đô thị lớn như nước ta (các nước Châu Phi, Mỹ La tinh , Israel , Thái Lan v.v…) đã dùng gần nửa thế kỷ qua. Đã có chuyên gia nước ngoài nhận xét là “hình như các nhà đầu tư Việt nam đều là tỷ phú cả về thời gian lẫn tiền bạc (vì thời gian thi công càng kéo dài, lãi suất vốn vay ngân hàng càng lớn , còn công nghệ mới giúp thi công nhanh hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, vì thế giá công trình sẽ rẻ hơn)”.

c) Về lĩnh vực quy hoạch các khu đô thị : Thầy &Trò trong các đồ án của mình vẫn không thoát khỏi mục tiêu là xây dựng các Tiểu khu nhà ở đơn chức năng, trong khi đó trên thế giới cũng như chính sự tự phát gần đây của cộng đồng dân cư ở các Tiểu khu đó đã hướng đến “phố hoá” các khu đô thị ngày càng nhiều.
d) Đối với các công trình kiến trúc thì còn nhiều đồ án thiên về tạo hình, chạy theo ngôn ngữ biểu đạt của hình khối, giải pháp kỹ thuật cao mà rất ít đồ án có cách tiếp cận nội dung đề tài mang tính nhân văn sâu sắc.

5 - Cũng còn các đồ án có nhiều sai sót không những về kiến thức cơ bản , mà còn cả sai sót về sử dụng số liệu, về việc đưa các kết quả tính toán không khớp với công trình đang nghiên cứu . Đây có phải chỉ là do tác phong làm việc thiếu nghiêm túc hay chính là một cách làm đang là “phổ biến” trong các trường hiện nay, đó là sự sao chép các đồ án đã có của sinh viên và sự dễ dãi của các Thầy Cô hướng dẫn.
6 - Mặc dù trong kinh tế thị trường chúng ta đều nói đến lợi nhuận và hiệu quả, nhưng đã nhiều năm vắng bóng các đồ án về lĩnh vưc kinh tế chuyên ngành . Một câu hỏi đặt ra có phải đây là lĩnh vực khó hay không đáng quan tâm đối với các nhà kỹ thuật họăc là do trong mục tiêu đào tạo các trường đã coi nhẹ các kiến thức kinh tế ngành.

Ngày 10/11/2009, Hội đồng giải thưởng Loa Thành năm 2009 đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng – KTS Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam để xét giải với sự tham gia của 05 Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành. Hội đồng đã nhất trí xếp giải như sau :
47 giải chính thức bao gồm (không có giải Đặc biệt): 04 giải Nhất, 13 giải Nhì, 30 giải Ba và 23 giải Khuyến khích.

04 giải nhất thuộc về các chuyên ngành Kiến trúc & Quy hoạch (1 đồ án), Kỹ thuật hạ tầng & Môi trường Đô thị (1), Công trình thuỷ (1) và Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp (1). Các đồ án đều được đánh giá là hoàn chỉnh, không có sai sót lớn, đáp ứng yêu cầu đào tạo.


Đồ án "Trung tâm văn hóa cộng đồng người Hà Nhì (Bát Xát - Lào Cai)" của Phạm Hữu Lộc - ĐH Kiến trúc Hà Nội
Sinh viên Phạm Hữu Lộc với đồ án “Trung tâm văn hoá cộng đồng người Hà Nhì” (chuyên ngành KT&QH, ĐH Kiến trúc Hà nội) đã dành nhiều công sức đi thực tế, hoà nhập với dân bản nhằm tìm hiểu phong tục, tập quán, lối sống để tạo dựng một công trình đa chức năng phục vụ trực tiếp người dân Hà Nhì, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, qua đó lưu giữ phát huy các giá trị truyền thống đặc sắc của người dân. Trần Thị Diễn với đồ án “Ứng dụng mô hình Mike-Basin tính toán, đánh giá biến đổi tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Cầu” (chuyên ngành Công trình thuỷ, ĐH Thuỷ Lợi) đã mạnh dạn ứng dụng mô hình Mike&Basin cho cả hai modun cân bằng số lượng nước và chất lượng nước là một cách làm mới, được đánh giá là có đóng góp cho thực tế sản xuất. Mai Viết Chinh với đồ án “Thiết kế và tổ chức thi công trụ sở giao dịch của Công ty cổ phần đầu tư CEO và Công ty VINACONEX 9” (chuyên ngành XD DD&CN, Học viện Kỹ thuật quân sự) có khả năng độc lập cao trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KHKT vào thực tiễn để đưa đến các kết quả chính xác trong tính toán móng cọc đáy mở rộng và tính động đất theo QP&TC hiện hành. Đinh Đỗ Liên Hương với đồ án ”Quy hoạch mạng lưới giao thông TP Hội An, Quảng Nam” (chuyên ngành KTHT&MTĐT, ĐH Kiến trúc Hà Nội) đã bám sát thực tế lấy số liệu cập nhật, đề xuất các giải pháp hợp lý trong quy hoạch mạng lưới đường, thiết kế tuyến và tổ chức mạng lưới giao thông công cộng phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố...

13 giải Nhì cũng là các đồ án tốt, đạt số điểm cao ở Tiêu chuẩn thứ nhất (tính tổng hợp và hệ thông kiến thức), mặc dù chưa thật sự hoàn thiện. Ở Tiêu chuẩn thứ hai tuy khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT là tốt, có các chuyên đề nghiên cứu sâu, phù hợp, nhưng lại ít đồ án có được các đề xuất độc đáo, sáng kiến táo bạo. Ngoài ra các đồ án cũng chưa làm rõ được tính khả thi trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ của địa phương nơi công trình được xây dựng.

30 giải Ba là các đồ án tuy cũng thể hiện được tính tổng hợp, hệ thống kiến thức, nhưng ở một số đồ án này còn có khiếm khuyết hoặc là ở các đồ án khác phần ứng dụng các tiến bộ KHKT không nhiều, chưa có đề xuất độc đáo.

Các trường gửi nhiều đồ án dự thi cũng là các trường đoạt nhiều giải cao như ĐH Kiến trúc HN, ĐH Xây dựng, ĐH Thuỷ lợi, ĐH Kiến trúc TPHCM. Trường ĐHDL Phương Đông và ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cũng là các trường có tỷ lệ đồ án đoạt giải cao (6/8 và 5/7). Hội đồng giải thưởng hoan nghênh Học viện Kỹ thuật Quân sự trong các năm gần đây đã không chọn được đồ án đủ tiêu chuẩn để xét chọn nhưng năm nay đã đưa 01 đồ án tham gia và đã đoạt giải Nhất.
(Trích Báo cáo tổng kết của Hội đồng giải thưởng)
---------------------------------------------------
Một số hình ảnh tham khảo về các đồ án đạt giải nhất
Trung tâm văn hóa cộng đồng người Hà Nhì (Bát Xát - Lào Cai)
- Sinh viên Phạm Hữu Lộc - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- GVHD: TS.KTS Lê Quân
:





























(http://www.milimet.com/)

Đọc thêm ...

Colors: Architecture in Detail

Colors: Architecture in Detail
Publisher: Rockport Publishers Inc.; illustrated edition edition | ISBN: 1592531075 │ 192pages | Nov 2004 | English | PDF |
download here

Đọc thêm ...

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Peter Zumthor architect - The Thermae of Stone

part 1:

part 2:

part 3:

Đọc thêm ...

TCKT05 thông báo!

Môn chuyên đề Bệnh Viện ngày 20.11 nghỉ.

Đọc thêm ...

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc


Có cách nào đó để chúng ta tránh được giai đoạn "khủng hoảng" về không gian sống?

Thiếu hụt không gian

Nhiều đô thị tại các nước phát triển trên thế giới đã trải qua giai đoạn quá tải về các phương tiện giao thông, sự bùng nổ một cách bất hợp lý các công trình xây dựng và thiếu hụt không gian công cộng.

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố khác ở VN đang đối mặt với nguy cơ này. Có cách nào đó để chúng ta tránh được giai đoạn "khủng hoảng" về không gian sống nói trên?

Có lẽ, ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ phải chấm dứt việc ca tụng các thành quả xây dựng và các công trình kiến trúc cục bộ, để có cái nhìn thực chất hơn về kiến trúc - quy hoạch - và quản lý phát triển đô thị bền vững. Đối tượng cuối cùng đáng quan tâm là: cuộc sống đang diễn ra như thế nào giữa những công trình kiến trúc đó?

Tác giả Jan Gehl, nguyên là GS Thiết kế
Đô thị,
Trường Kiến Trúc, Học viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Đan Mạch.
Ảnh: TC
GS. Jan Gehl trong cuốn sách nổi tiếng Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc gợi mở: "Điều quan trọng nhất là cần thừa nhận rằng không phải cần tập hợp nhà cửa, mà cần tập hợp người và các sự kiện. Những khái niệm như diện tích sàn/tỉ lệ chỗ xây dựng và mật độ xây dựng không nói lên điều gì có tính quyết định về việc các hoạt động của con người đã được tập trung thỏa đáng hay chưa".

Ông chú trọng đặc biệt đến các cơ hội tận hưởng một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên hơn, cơ hội giao tiếp của con người với nhau, và do đó, góp phần làm cho xã hội sinh động và gắn bó hơn.

Được xuất bản lần đầu vào năm 1971, Cuộc sống giữa những công trình kiến trúc luôn được sử dụng rộng rãi như một cuốn cẩm nang về quan hệ giữa không gian công cộng và đời sống xã hội trong thành phố.

Kiến trúc là đời sống

Đi bộ, đứng, hay ngồi có phải là những nội dung quan trọng mà các nhà kiến trúc cần đặc biệt lưu tâm tới không?

Câu trả lời là không và có.

Ở những nơi mà "kiến trúc chỉ là kiến trúc" và "kiến trúc bị chi phối bởi quyền lực" thì không. Nhưng ở những nơi mà "kiến trúc là đời sống" thì có.


Điều quan trọng nhất là không phải cần tập hợp nhà cửa, mà cần tập hợp người và các sự kiện

Các khảo sát chi tiết được minh hoạ trong cuốn sách cho thấy hiệu quả của việc thiết kế nhà cửa với độ cao vừa phải, bãi đỗ xe cách nhà một quãng, không gian trước nhà và các không gian chung thích hợp, hành lang đi bộ... tỉ lệ thuận với mức độ giao tiếp của cộng đồng, sự tham gia vào đời sống chung quanh, hoạt động của trẻ...

Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở châu Âu và Mỹ, cho thấy người dân ở đây có lối sống thân thiện với môi trường và ưa vận động, giao tiếp với những người xung quanh, khiến cho bức tranh đô thị ở đó trở nên ôn hòa và dường như rất đáng mơ ước.

Nhiều người VN, nếu được lựa chọn, hẳn sẽ lựa chọn việc đi bộ thảnh thơi qua các con phố, gật đầu chào những người quen hoặc làm quen. Đó là lối sống truyền thống. Nhưng bước vào đô thị hiện nay, họ dần dần bị tước đi các điều kiện để làm thế.

Đi bộ không phải là sở thích của người châu Âu hay các nước văn minh. Đó là sở thích và nhu cầu tự nhiên của con người ở mọi thành phố. Nhưng các nhà kiến trúc và quản lý đô thị đã tạo ra các điều kiện cảnh trở hay khuyến khích việc đi bộ.

Khi các nhà kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị quên đi việc bố trí những phần lề đường, hành lang, các ghế băng dọc đường, các điểm tựa để nghỉ chân, các khoảng không thích hợp cho việc quan sát và nhìn ngắm xung quanh... thì có nghĩa là họ đã triệt tiêu các điều kiện để người dân thích đi bộ.

Những người bị chiếm đường khi đi bộ hoặc đi xe đạp, đến lượt mình, rất có thể lại là nguyên nhân cản trở những người khác làm như vậy, khi chính họ cũng dựng xe lấn chiếm đường, hoặc mua bán ngay trên vỉa hè. Mọi người trở thành nguyên nhân và nạn nhân lẫn nhau của tình trạng chen lấn khổ sở trong thành phố và làm cho không gian sống tồi tệ hơn.

Và giới kiến trúc không hề vô can trong chuyện này, bởi họ là tác giả của vệc thiết kế các khu phố, căn nhà để tăng tính tiếp xúc của những người dân xung quanh đó, bố trí các ghế băng, điểm tựa, không gian để tạo điều kiện cho việc nán lại, đứng, ngồi, và diễn ra các hoạt động công cộng.

Liệu có cách nào đó để chúng ta tránh được giai đoạn "khủng hoảng" về không gian sống?

Các kết quả nghiên cứu cho thấy giao thông chậm trong đô thị có ý nghĩa thúc đẩy mối quan hệ giao tiếp giữa cộng đồng (vì có nhiều điều kiện để trao đổi mới nhau hơn). Và nếu có người còn băn khoăn về tính hiệu quả của những cây cầu dành cho khách bộ hành ở VN, thì đây có thể là một ý kiến đáng tham khảo:

"Đi bộ là một đòi hỏi tự nhiên nhưng có giới hạn về cự li mà con người có thể đi bộ được. Theo nhiều tài liệu khảo sát, cự li đi bộ có thể chấp nhận được cho đa số người trong hoàn cảnh hằng ngày bình thường là khoảng 400 đến 500m. [...]

Ở các đường phố buôn bán người ta có xu hướng đi theo đường ngắn nhất thay vì đường an toàn nhất. Chỉ khi nào ở những nơi giao thông bằng ô tô rất đông đúc, những nơi đường phố rất rộng, hoặc nơi mà những lối qua đường cho người đi bộ được bố trí rất tốt thì ở đó việc sử dụng lối qua đường cho người đi bộ mới có hiệu quả.

Sự kết hợp của giao thông bằng ô tô tấp nập, các rào chắn và sự qua đường khó khăn dẫn đến những đường vòng khó chịu và những hạn chế bất hợp lý cho giao thông đi bộ."

Jan Gehl đã chính xác khi viết: "Nếu vào một lúc nào đó một đội quy hoạch gia được giao nhiệm vụ làm suy giảm cuộc sống giữa các công trình kiến trúc thì họ khó có thể làm tốt hơn điều họ đã tình cờ làm được trong những khu ngoại ô trải rộng, cũng như trong rất nhiều kế hoạch tái phát triển theo chủ nghĩa công năng".

Một đám cưới bộ hành...
Duy trì các mối quan hệ hoặc bắt đầu những mối quan hệ mới
Một cuộc sống năng động và thân thiện hơn
Tác giả: Linh Thủy( tuanvietnam.net)

Đọc thêm ...

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Thông báo TCKT05!

Ngày mai 17.11.2009 môn chuyên đề nội thất nghỉ. Tuần sau học bình thường.

Đọc thêm ...

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Ecology Of The Sky - Hamzah & Yeang

Ecology Of The Sky - Hamzah & Yeang

  • Hardcover: 248 pages
  • Publisher: Images Publishing Group; illustrated edition edition (October 2001)
  • Language: English
  • ISBN-10: 1864700955
  • ISBN-13: 978-1864700954
  • Product Dimensions: 13.5 x 9.8 x 1 inches

Đọc thêm ...