Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008
Tham khảo!
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2008
Hội thảo về công trình xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu 2008
|
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam
(VACEE)
GIẤY MỜI:
Hội thảo về Công trình xanh và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu 2008
Kính gửi các Quý vị:
Việt Nam được dự báo là một trong 5 nước trên thế giới bị chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) hỗ trợ công trình xanh, quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng ở Việt Nam trong bối cảnh thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ ngày 4-6 tháng 12 năm 2008, VGBC và VACEE sẽ tổ chức Hội thảo về Công trình Xanh và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu, nội dung bao gồm các bài thuyết trình và chương trình đào tạo của các chuyên gia Quốc tế và Việt Nam trong lĩnh vực công trình bền vững.
“Hội thảo Mở” (ngày 4 tháng 12) sẽ đề cập đến những đặc trưng về công trình bền vững của các chuyên gia ở trong nước và quốc tế, cũng như có diễn đàn mở để các thành viên tham gia hội thảo có thể thảo luận về những kinh nghiệm, những trở ngại, và lợi thế đối với công trình xanh ở Việt Nam.
Chương trình đào tạo về quy trình Thiết kế Xanh Tổng hợp (ngày 5 và/hoặc 6 tháng 12): Chương trình đào tạo theo giấy mời, chủ định hướng tới các kỹ sư, kiến trúc sư, và các chủ đầu tư mặc dù bổ ích cho bất kỳ ai liên quan đến quá trình xây dựng.
Chúng tôi hân hạnh mời một đại diện từ văn phòng/công ty/tổ chức của Quý vị đến tham dự Hội thảo Xanh này. Xin vui lòng xem chương trình hội thảo dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết, và liên hệ với VGBC nếu cần được giải đáp thêm.
Hội thảo Mở: Miễn phí
Hội thảo đào tạo: 500,000 VND cho các công ty tư nhân / tổ chức quốc tế
250,000 VND cho các tổ chức của Việt Nam
100,000 VND cho các sinh viên cao học
Thời gian: Ngày 4-6 tháng 12, năm 2008
Địa điểm: Khách sạn Hà Nội, D8 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội – Việt Nam
Lượng chỗ: HẠN CHẾ --đề nghị xác nhận bằng việc điền và gửi trả lại Mẫu đăng ký tham dự trước ngày 15 tháng 11 năm 2008 tại info@vsccan.orgĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó , att: Ms. Hoa
Trân trọng,
VGBC and VACEE
Hội thảo về Công trình Xanh và
Thích ứng với Biến đổi Khí hậu
2008
Địa điểm: Function Room, Khách sạn Hà Nội ; Hà Nội, Việt Nam
Thời gian: Ngày 4-6 tháng 12 năm 2008
Chương trình: Tạm thời
Ngày 1: Thứ Năm, ngày 4 tháng 12 -- Hội thảo Mở
Phiên sáng:
8.00-8.30 | Đăng ký |
8.30-8.35 | Chào mừng và Giới thiệu, Jalel Sager, Giám đốc VGBC |
8.35-8.45 | Đánh giá, Bộ Xây dựng |
8.45-8.52 | Đánh giá, GS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tọa VGBC |
8.52-9.00 | Đánh giá, GS. Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch VACEE |
9.00-9.10 | Đánh giá, Kiến trúc sư Lê Cường, Đồng sáng lập VGBC |
9.10-9.35 | Jalel Sager: Ứng phó Bền vững cho Việt Nam |
9.35-10.00 | TS. Hoàng Vĩnh Hưng: Thích ứng bền vững ở các khu đô thị |
10.00-10.15 | Nghỉ giải lao |
10.15-10.40 | GS. Nguyễn Hữu Dũng: Hiệu quả năng lượng ở Việt Nam |
10.40-11.25 | Mr. Steven Kang: Tối ưu hóa các hệ thống HVAC cho Công trình Xanh |
11.25-11.50 | Mr. Umang Sharma: Hành trình Xanh với Thu hồi Năng lượng |
12.00-1.00 Ăn trưa Buffet tại nhà hàng Green Wave, tầng M
Phiên chiều:
1.30-2.00 | GS. Nguyễn Việt Anh: Sử dụng nước hiệu quả và quản lý nước thải cho các công trình ở Việt Nam |
2.00-2.30 | GS. Phạm Đức Nguyên: Kiến trúc bền vững ở Việt Nam |
2.30-3.00 | GS. Darrell Reeve: Các công nghệ công trình xanh |
3.00-3.30 | TS. Nirmal Kishnani: Thiết kế xanh tổng hợp |
3.30-3.45 | Nghỉ giải lao |
3.45-4.45 | Thảo luận diễn đàn: Công trình xanh ở VN--Rào cản và Giải pháp |
Nhà tài trợ chính:
Ngày 2 & 3: Ngày 5 và 6 tháng 12
(theo Giấy mời)
Hội thảo Thiết kế Công trình Xanh
(Tổ chức bởi VGBC và
Tạp chí BCI Asia’s FuturArc)
Hội thảo thiết kế tổng hợp bắt đầu với bài giảng vào buổi sáng ngày 5 tháng 12. Những người được mời sau đó có thể tham dự một trong hai buổi thiết kế thực hành, trong đó sẽ áp dụng các khái niệm từ bài giảng vào các buổi thiết kế mô phỏng, hoặc là vào buổi chiều ngày 5 tháng 12 (Nhóm A) hoặc buôi sáng ngày 6 tháng 12 (Nhóm B). Số lượng chố có hạn.
Giảng viên: TS. Nirmal Kishnani (Giảng viên cao cấp, Đại học Quốc gia Singapore; tổng biên tập tạp chí FuturArc; chuyên gia tư vấn công trình xanh)
Thứ Sáu, ngày 5 tháng 12
8.30-10.00 | Bài giảng: Thách thức đồi với công cuộc xanh (Nhóm A & B) |
10.00-10.15 | Nghỉ giải lao |
10.15-11.55 | Bài giảng: Thăm lại quá trình thiết kế (Nhóm A & B) |
12.00-1.00 | Ăn trưa Buffet tại nhà hàng Green Wave, tầng M |
1.00-3.00 | Thực hành thiết kế xanh: Bài tập ý tưởng tổng hợp (Nhóm A) |
3.00-3.15 | Nghỉ giải lao |
3.15-5.15 | Tiếp tục thực hành thiết kế xanh, Nhóm A |
Thứ Bảy, ngày 6 tháng 12
8.30-10.00 | Thực hành thiết kế xanh: Bài tập ý tưởng tổng hợp (Nhóm B) |
10.00-10.15 | Nghỉ giải lao |
10.15-12.15 | Tiếp tục thực hành thiết kế xanh, Nhóm B |
Tổ chức sự kiện:
Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam &
Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam
Nhà tài trợ chính:
MẪU ĐĂNG KÝ THAM DỰ
Tên tổ chức:
Email:
Phone:
Thành viên hoặc Nhà tà trợ xanh của VGBC, (Y)es hoặc (N)o (Có hoặc Không):
Tên người tham dự:
Chức danh, Nhiệm vụ:
Mối quan tâm:
Email:
Mobile:
Có thể nói và nghe đủ tốt để làm việc được bằng các ngôn ngữ sau:
(Đề nghị trả lời [Y]es cho ngôn ngữ nào áp dụng được)
Tiếng Anh __ Tiếng Việt __ Tiếng Pháp __
Ngày tham dự:
Ngày 1, (ngày 4 tháng 12): Hội thảo Mở: __
Nếu tham dự vào Chương trình Đào tạo Thiêt kế Xanh, đề nghị chọn một trong hai ngày sau:
(Cả hai Nhóm A & Nhóm B sẽ tham dự buổi đào tạo về Thiết kế Xanh vào buổi sáng ngày 5 tháng 12. Cần phải trả Học phí cho buổi Đào tạo Thiết kế Xanh)
Ngày 2, Buổi chiều ngày 5 tháng 12 (Nhóm A): __
Hoặc
Ngày 3, Buổi sáng ngày 6 tháng 12 (Nhóm B): __
Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008
Phong cách vườn Châu Á (Phần 1) - Phong cách vườn Nhật Bản
Trong khu vườn của người Châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với hòn non bộ, cây thế tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Greenscape sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả các phong cách vườn giúp độc giả trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự trang trí vườn cho mình theo ý thích.
Phần I: Phong cách vườn Nhật Bản
Mối khu vườn ở Nhật Bản đều có một đặc trưng riêng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng. Với người Nhật Bản, một ngôi nhà truyền thống ngoài kiểu kiến trúc đặc Có lẽ cũng vì thói quen mang tính truyền thống đó mà ở Nhật Bản, bất cứ nơi đâu người ta cũng bắt gặp những khu vườn kiểu như vậy. Mục đích của việc tạo những khu vườn này là để con người có thể nghỉ ngơi, thư giãn và hoà mình với thiên nhiên, với cây cỏ, hoa lá…
|
Sự kết hợp hài hoà của thiên nhiên trong khu vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn) |
Vườn Nhật đơn giản mà sâu sắc vì đặc trưng của vườn Nhật mang đậm tính Thiền. Trong một vườn Nhật, đất là vật liệu làm nền cho cho những chất liệu căn bản như đá, nước và cây cối. Những chất liệu thiên nhiên này với những hình dạng khác nhau kết hợp lại làm nên khu vườn.
Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, nó như là bộ khung, là xương sống, là nền tảng của khu vườn. Nhiều chất liệu sử dụng trong vườn được thực hiện từ đá như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng lung, thuỷ bồn. Đá được bố trí nằm riêng lẻ hay thành nhóm kết hợp với cây cỏ làm thành phông nền cho khu vườn.
|
Đá và sỏi là những vật không thể thiếu trong vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn) |
Cũng giống như hàng rào, đá có chức năng phân chia những khu vực trong vườn thành những không gian thân mật, riêng tư. Tuy vậy, cần phải cẩn thận khi lựa chọn mỗi viên đá cho khu vườn của mình. Giá trị nhất là những tảng đá có hình dạng thanh nhã, màu sắc, kết cấu hấp dẫn, gân đẹp, có vẻ sần sùi già nua và hoàn toàn tự nhiên, nếu có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị.
|
Đá được sử dụng làm đường dạo (Nguồn: Greenscape.vn) |
Đi kèm với đá, nước là một chất liệu thống trị trong vườn Nhật. Nước có ý nghĩa thuần khiết, dù ở dạng này hay dạng khác, có thực hay là giả định thì nước vẫn là linh hồn của của vườn Nhật. Một hồ nước nhỏ đơn sơ cũng có thể thể hiện được sinh động nét lung linh, huyền ảo. Những lối đi quanh co cũng góp phần gắn kết khu vườn lại với nhau
Việc lựa chọn và trồng những cây thích hợp cả về chủng loại và kích cỡ là rất cần thiết. Đối với vườn Nhật thì thiết kế cây trồng có nghĩa bao gồm cả việc định dạng kích thước và hình dáng của từng cây trong khu vườn. Khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu càng chặt chẽ.
|
Toàn cảnh khu vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn) |
Giống như sự cân bằng, tính đồng nhất là trọng tâm của nghệ thuật kiến tạo vườn Nhật. Khu vườn phải tạo cho người ngắm một cảm giác đồng nhất, chan hoà và không tách biệt với thiên nhiên. Hình dáng kiến trúc của ngôi nhà và dáng vẻ tự nhiên của khu vườn như hoà quyện được vào nhau. Tính đồng nhất cũng góp phần bổ sung cho khu vườn những dáng vẻ mới, hấp dẫn thể hiện được khoảng trống không và chỗ kín đáo, dự phù du và vĩnh cửu, sự mềm mại và cứng rắn.
|
Chòi nghỉ kết hợp làm nơi thưởng thức Trà đạo trong khu vườn (Nguồn: Greenscape.vn) |
Ở Việt Nam, muốn làm kiểu vườn Nhật cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc như trên. Đối với đá, có rất nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn như sỏi cuội to, đá granit, đá thấm thuỷ, đá hộc để trang trí cho khu vườn. Đẹp nhất là sỏi cuội to và đá granit. Ở khu vực nước nên dùng đá thấm thuỷ để tạo điều kiện mọc rêu làm tăng tính tự nhiên cho khu vườn.
Cỏ nhật được trồng làm nền cho khu vườn, tuy nhiên cần chú ý, cỏ nhật chỉ thích hợp với diện tích rộng và không chịu bóng. Khu vực dưới các tán cây, bàn ghế, không nên trồng cỏ nhật vì dễ bị chết. Nên trồng thay bằng các loại cỏ tre, rau má, chua me đất…Cây bụi cắt xén có thể trồng các loại như mẫu đơn đỏ, hồng và hoặc hoa ngâu. Ngoài ra có thể điểm thêm các loại cây như hoa sưa, tường vi cho khu vườn thêm sinh động.
|
Ngôi nhà theo phong cách vườn Nhật (Nguồn: Greenscape.vn) |
Những ngôi nhà với đường nét kiến trúc đơn giản, hài hoà rất phù hợp với phong cách của vườn Nhật. Bản thân gia chủ cũng là người trọng sự giản dị, thanh cao và triết lý thì mới có thể yêu nét đẹp đơn sơ của vườn Nhật.
Làm vườn Nhật không cần diện tích rộng nhưng muốn đẹp đòi hỏi phải có sự tư vấn của kiến trúc sư hoặc có bàn tay chuyên nghiệp của người làm vườn chứ không thể là của những người nghiệp dư.
|
Tiểu cảnh vườn Thiền được bố trí ngay trước sân nhà (Nguồn: Greenscape.vn) |
Cốt lõi mà kiến trúc sư của Greenscape muốn gửi gắm tới các bạn trong việc thiết kế vườn theo phong cách vườn Nhật chính là sự mô phỏng sống động vũ trụ, thiên nhiên trong đó có cả chính con người của mối chúng ta.
Môn lịch sử KT Phương Đông
Tin cho những ai bữa trước nghỉ nhé!
+ Môn LS KT-PD sẽ học theo phương pháp thuyết trình, mỗi nhóm(15 bạn) làm một đề tài (Giới thiệu- giải thích- minh họa):
- Nhóm 1 (15 bạn đầu) : về CAMPUCHIA
- Nhóm 2 (15 bạn tiếp theo) : về INDONESIA
- Nhóm 3 (_) : về TRUNG QUỐC
- Nhóm 4 (_) : về NHẬT BẢN
- Nhóm 5 (_) : về các nước Châu Á đặc trưng(MYANMA, THÁI LAN, HÀN QUỐC)
+ Thuyết trình bằng ppoint hay in trên giấy trắng.
+ giới thiệu vai trò của các thành viên trong bài.
+ Cô yêu cầu các anh chị đi học đúng giờ (nghe đâu cô khó lắm nha)