Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2009

"Nobel kiến trúc" cho "phù thủy ánh sáng" Jean Nouvel


Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2008, được ví như giải Nobel cho lĩnh vực kiến trúc, đã được trao cho kiến trúc sư Jean Nouvel của Pháp.








Tòa tháp 75 tầng gần Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York (Mỹ), một công trình của Jean Nouvel (Theo images)

Thomas J. Pritzker, chủ tịch Quĩ Hyatt (trụ sở tại Los Angeles, Mỹ) sáng lập giải thưởng tồn tại đã 30 năm này, nhận định rằng ban giám khảo đã đánh giá cao sự tìm kiếm dũng cảm những ý tưởng mới và khát vọng mở rộng những chân trời kiến trúc của Jean Nouvel, trong đó nổi bật là "trí tưởng tượng, sự kiên trì, hoa mỹ, và trên tất cả, sự thôi thúc gần như không biết thỏa mãn của tinh thần thí nghiệm sáng tạo", theo AFP.
"Thầy phù thủy" ánh sáng
Jean Nouvel từng được ví như "phù thủy ánh sáng" trong kiến trúc. Tài năng của ông được thể hiện qua hơn 200 công trình tầm cỡ và một trong những công trình nổi tiếng nhất của ông được hầu hết hãng truyền thông nhắc đến khi đưa tin về giải thưởng là tòa nhà Viện Nghiên cứu thế giới Ả Rập (IMA) ở Paris.

Những năm 1980, tổng thống Pháp khi đó là Franois Mitterrand đã giao Jean Nouvel thiết kế xây dựng IMA, bao gồm viện bảo tàng, một thư viện, nhiều khoảng trống cho các triển lãm và các gian cho trẻ em, một trung tâm tư liệu, thính phòng và nhà hàng trên đỉnh. Và tổng thống Pháp đã không chọn sai "mặt" để "gửi vàng". Tòa nhà được khen ngợi bởi cách sử dụng ánh sáng thông minh. Mặt phía nam của tòa nhà, một diện tích lên tới 2.000m2, được làm toàn bằng kính và màng ngăn kim loại điều khiển được, có thể đóng mở nhỏ lớn tùy theo lượng ánh sáng mà nội thất tòa nhà cần.

KTS Jean Nouvel (ảnh) sẽ được nhận giải thưởng trị giá 100.000 USD tại buổi lễ trang trọng ở Washington vào tháng sáu này. Ít ai biết Jean Nouvel trở thành kiến trúc sư từ một sai lầm. Khi còn trẻ, ông muốn học mỹ thuật và đã bắt đầu vẽ tranh.
Thế nhưng cha mẹ ông không chịu tài trợ, cho rằng họa sĩ là nghề quá mạo hiểm. Chàng sinh viên phải ghi danh vào một lĩnh vực có vẻ thực tiễn hơn là kiến trúc để có thể nhanh chóng trở lại trường hội họa. Thế nhưng ông đã không bao giờ quay trở lại. "Hóa ra đó là một sai lầm tốt", ông cười nhớ lại.
Tương tự, mái nhà của Trung tâm hội nghị và văn hóa Lucerne (Thụy Sĩ) trải dài qua khỏi tòa nhà, tới tận hồ nước của thành phố Lucerna, phản chiếu sự dịch chuyển của ánh sáng trên mặt nước.
Hay tại Musée du quai Branly, khai trương năm 2006 ở Paris và là nhà của các nền mỹ thuật bộ tộc từ các châu lục, ánh sáng cũng đóng vai trò không thể thiếu, được lọc từ một mặt tiền bằng kính màu xanh lá cây mô phỏng những rừng nhiệt đới. Còn ở mặt khác, kính đen chồng lên một tấm chắn kim loại khoét lỗ tạo nên hiệu ứng của ánh sáng nhấp nhô khi khách tham quan đi qua.
Chống "kiến trúc toàn cầu"
Nouvel quyết định chống lại điều mà ông cho là sự đồng nhất hóa của chủ nghĩa đô thị thế giới. Trong một trả lời trên tờ Los Angeles Times, ông trình bày quan điểm sáng tạo của mình: "Khi bạn đi quanh thế giới, bạn sẽ thấy những tòa nhà giống hệt nhau và cảm giác như chẳng đi đâu cả. Tôi luôn đấu tranh cho sự đặc thù của kiến trúc, chống lại kiến trúc toàn cầu".
Thế nhưng trong khi các kiến trúc sư khác nhắm vào sự nổi bật, Nouvel lại nói những tòa nhà do ông thiết kế không hề tách biệt khỏi nơi nó được bố trí. "Các kiến trúc sư hiện nay cố tạo ra một thế giới nhỏ (petit monde), một thế giới siêu nhỏ (micro monde). Nhưng điều quan trọng lại là dựng lên một tòa nhà trong bối cảnh của chính nó”. Và ông còn nhấn mạnh mỗi tòa nhà đó phải là "một ô không thể thiếu trong trò chơi ghép hình, cũng không thể đặt tòa nhà đó ở một nơi chốn khác".










Nhà kiến trúc kể việc tạo hình và xây dựng mỗi tòa nhà với ông như một cuộc mạo hiểm. Ông nghiên cứu cẩn thận từng đề án, nói chuyện với rất nhiều người. Mỗi tòa nhà của ông đều có mối liên hệ với khí hậu, nắng và gió, với màu của những tòa nhà chung quanh nó. "Tôi chỉ đi đến quyết định khi có đủ tất cả các thông số tại chỗ. Khi đã có tất cả các sự kiềm chế đó, tôi mới bắt đầu. Không có sự thúc ép, kiến trúc không tồn tại".



NN.ổng hợp, cad.vn dich>

Không có nhận xét nào: