| ||
Theo quy chế đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề như hiện nay thì phần lớn sinh viên chuyên ngành Kiến trúc của các trường Đại học sau khi tốt nghiệp ra trường đều trở thành KTS, nhưng đánh giá về chất lượng của đội ngũ này trong một tham luận của PGS.TS.KTS Trần Trọng Hanh, Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lại có những điểm đáng lưu ý sau: * Chưa có KTS lớn, có đẳng cấp quốc tế. * Có khoảng 30% số KTS tốt nghiệp ra trường là có khả năng sáng tác, làm chủ nhiệm đồ án. * Về năng lực nghề nghiệp: loại giỏi (25%), khá (40%), trung bình (30%) và kém (5%) * Trình độ học vấn: Trên đại học khoảng 15%, trong đó PGS, GS chiếm 1.5%. Từ những con số khá cụ thể nêu trên, chúng ta không khỏi thắc mắc là tại sao đào tạo quá nhiều Kiến trúc sư như vậy nhưng rồi chỉ có khoảng 30% số sinh viên tốt nghiệp ra trường là có khả năng sáng tác và làm chủ nhiệm đồ án? Chúng tôi đã có dịp trao đổi về vấn đề trên với TS.KTS Phạm Thúy Loan, hiện đang là giảng viên thuộc thế hệ trẻ của Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, ĐH Xây dựng Hà Nội, đồng thời chị cũng đã có một thời gian dài học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm học tập ở Nhật Bản và trở lại giảng dạy, tiếp xúc nhiều với sinh viên Kiến trúc Việt Nam, những điều mà chị Loan chia sẻ thật sự phải khiến cho chúng ta cùng suy ngẫm về những vấn đề còn tồn tại trong dạy và học kiến trúc ở Việt Nam: Về cách thức tuyển sinh đầu vào: Sự khác biệt trong đào tạo KTS trình độ Đại học ở Việt Phương thức đào tạo: Phương thức đào tạo KTS ở Việt Quan niệm về thể hiện ý tưởng của sinh viên Việt Trong khi sinh viên nước ngoài có khoảng không trong trường học để thực hành, có những bài tập thực tế. Còn sinh viên Việt Nam, đa phần muốn có cơ hội thực hành thường phải làm thêm ở các xưởng kiến trúc. Điều này cũng cho phép các bạn cọ sát nhiều nhưng theo ý kiến của tôi, cũng chỉ dừng lại ở mức độ “thợ vẽ” chứ rèn luyện được tư duy. Giáo viên, giảng viên Kiến trúc ở nước ta cũng còn nhiều hạn chế. Các giảng viên hiện nay có thể phân thành hai dạng: một là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm do họ có cơ hội tham gia thiết kế, xây dựng các công trình thực tế. Các thầy cô này có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để truyền đạt cho sinh viên nhưng mặt khác, họ thường rất bận nên thời gian để hỗ trợ và gần gũi sinh viên là không nhiều. Ngoài ra, còn có những giảng viên chủ yếu làm công tác giảng dạy đơn thuần thì lại nắm rất chắc về vấn đề lý luận, nhưng thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, thành ra không thể hướng dẫn sinh viên một cách sâu sắc được. Bên cạnh đó, phải nói thêm là đầu ra của các bạn còn tương đối dễ dàng (gần 90 – 95% sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp), khiến cho tính cạnh tranh trong học tập rất ít, dường như là không có tính thúc đẩy và động lực cho sinh viên là không cao. Các em toàn phải tự tìm ra động lực cho riêng mình mà không có mấy sức ép từ môi trường, đây là khuyết điểm trong đào tạo so với các nước khác trên thế giới. ở họ, tính cạnh tranh rất cao, sinh viên phải có nỗ lực cá nhân rất lớn mới hoàn thành được chương trình đại học, có như thế, chất lượng đầu ra mới đảm bảo và sinh viên mới cảm thấy tự tin khi đặt chân vào nghề Kiến trúc sư.
Sinh viên Kiến trúc Việt Nam, mạnh và yếu? Sinh viên kiến trúc Việt Nam nói chung rất nhanh nhạy với các nguồn thông tin, các bạn rất chịu khó tìm tòi các công trình, các thể hiện, chất liệu mới và cố gắng áp dụng vào bài tập, đồ án của mình. Nhưng do không được đào tạo quy củ về mặt lý luận và tư duy nên sự áp dụng này là chưa sâu. Mà chỉ chú trọng đến bề ngoài của công trình chứ không nhìn thấy được cái triết lý đằng sau công trình. Nhìn nhận sinh viên của mình nói chung, tôi đánh giá rất cao tư chất của các bạn. Nhưng phần lớn các bạn chưa có nhiều đam mê, không biết cách tự học và quan trọng nhất là không biết mình thích cái gì, thành ra không thể chủ động trong học tập. Kết luận |
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008
Sinh viên kiến trúc Việt Nam & Thế giới KHOẢNG CÁCH & ĐỐI LẬP
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét