Giải thưởng FuturArc dành cho thiết kế công trình xanh Thân mời các kiến trúc sư và sinh viên kiến trúc tham gia cuộc thi thiết kế quốc tếcông trình xanh Giải FuturArc 2009. Cuộc thi do tập san FuturArc tổ chức, nhận được sự tài trợ của Autodesk và sự ủng hộ của tổ chức Hội đồng Kiến trúc Xanh Thế giới, tổ chức Sáng kiến Xây dựng và Công trình Bền vững UNEP cũng như các học viện kiến trúc và công trình xanh ở Đông Nam Á và Hồng Kông. Cuộc thi năm nay dành cho thí sinh quyền chọn lựa hai thể loại tóm tắt dự án. Lựa chọn thứ nhất do chủ đầu tư tại Indonesia tham gia với dự án một Tòa nhà Văn phòng + Công viên Đô thị, trên một mảnh đất có thật ở Tây Jakarta. Lựa chọn thứ hai là một dự án giả thuyết về Trung tâm Cộng đồng, vì một tương lai Xanh hơn, Thí sinh phải chọn một mảnh đất tại thành phố/khu vực nơi cư trú. Bài dự thi thiết kế phải nêu lên được hình thức, không gian và hoạt động một cách cải tiến và thích hợp với bản tóm tắt, địa điểm công trình và khí hậu. Ban Giám khảo sẽ xem xét cách hội nhập các chiến lược, chế độ và công nghệ xanh, dẫn đến một kiểu kiến trúc ‘vì người sử dụng’ thiết thực và đồng bộ với các yêu cầu xã hội và văn hóa của bối cảnh. Thí sinh có thể đăng ký dự thi trực tuyến tại www.futurarc.com/prize trước ngày 31 tháng 12 năm 2008. Những người đoạt giải sẽ được thông báo vào ngày 31 tháng 03 năm 2009, và nhận giải cũng như phần thưởng tiền mặt với tổng số lên đến 33,000 đô la Singapore trong các buổi lễ trao giải sau đó. Miễn phí đăng ký dự thi. Một ban giám khảo quốc tế với các chuyên gia về công trình xanh sẽ xác định người thắng giải. Ban Giám khảo gồm có Tiến sĩ Nirmal Kishnani thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Tiến sĩ Ray Cole thuộc Đại học Columbia, Ông Kevin Hydes thuộc Hội đồng Công trình Xanh Thế giới, Giáo sư Kazuo Iwamura thuộc Học viên Công nghệ Musahi, Tiến sĩ Stephen Siu Yu Lau thuộc Đại học Hong Kong và Tiến sĩ Deo Prasad thuộc Đại học New South Wales. Tiến sĩ Kishnani, chủ tịch ban giám khảo, đã nói: “Giải FuturArc đã nhanh chóng trở nên diễn đàn ưu việt cho những nguyện vọng Xanh trong khu vực. Năm trước, số lượng tham dự rất đông; các bài dự thi đầy sáng kiến và đa dạng. Năm nay, năm thứ nhì của cuộc thi, chúng tôi hi vọng có thật nhiều người tham dự hơn; chúng tôi đang tìm kiếm những sáng kiến gợi mở và làm rõ ý nghĩa của XANH trong phần này của thế giới”. Công ty dẫn đầu về phần mềm cải tiến thiết kế Autodesk ủng hộ phần quan trọng của sự kiện này bằng việc cung cấp các phiên bản phần mềm Revit Architecture for Building Information Modeling (BIM) miễn phí cho thí sinh dự thi sử dụng trong cuộc thi này. “Thiết kế xanh là một thực tế ngày càng thiết yếu hơn đối với các chuyên gia trong ngành kiến trúc, kỹ nghệ và xây dựng”, Ông Emmanuel Samuel, Giám đốc Phát triển Kinh doanh AEC khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Autodesk đã giải thích, “Autodesk hoàn toàn tin rằng ‘thiết kế xanh’, hoặc các vấn đề của thế giới về tính bền vững, có thể được chú trọng hơn thông qua bản thiết kế tốt hơn. Do đó, công ty quan tâm đến việc đảm bảo các sản phẩm thiết kế của công ty tạo điều kiện thiết kế bền vững dễ dàng hơn, thuyết phục hơn và chính xác hơn, và khi hợp tác tích cực với các đơn vị giáo dục đi đầu trong ngành công nghiệp như FuturArc, chúng tôi muốn quảng bá việc nhận thức và hấp thu các hoạt động thiết kế bền vững”. Nirmal Kishnani, Tiến sĩ, Trưởng ban Biên tập của Tập san FuturArc. Ông đồng thời vừa là nhà sư phạm vừa là người đang công tác trong lĩnh vực Công trình xanh, hiện đang giảng dạy tại Khoa kiến trúc của Trường Đại học Quốc gia Singapore. Ông đã thuyết trình và viết nhiều bài vế đề tài Kiến trúc xanh tại Châu á và đã tư vấn cho nhiều dự án trong khu vực, gần đây nhất, là người đứng đầu của một nhóm về kiến trúc bền vững điều hành từ Singapore. Tiến sĩ Kishnani là Chủ tịch hội đồng giám khảo Giải FuturArc 2009. Ray Cole, Tiến sĩ, là Trưởng Khoa Kiến trúc và Kiến trúc Cảnh quan thuộc Trường Đại học British Columbia và là Giám đốc Trung tâm Thiết kế Bền vững của Khoa. Tiến sĩ Cole đã được bầu chọn là Giáo sư Xuất sắc của Hiệp hội các Trường Cao đẳng Kiển trúc Bắc Mỹ cho “sự tận tâm vì sự nghiệp nghiên cứu và giáo dục về mội trường xây dựng” trong năm 2001. Năm 2003, ông được nhận Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp Cộng đồng của Viện Kiến trúc British Columbia Barbara Dalrymple và Giải thưởng Người dẫn đầu Dịch vụ Công cộng Xanh của Hội đồng Công trình Xanh của Mỹ. Kevin Hydes, là Chủ tịch của Hội đồng Công trình Xanh Thế giới và là Phó Chủ tịch Công ty Kỹ sư Tư vấn Stantec. Ông đã là Chủ tịch Hội đồng Công trình Xanh của Mỹ trong năm 2005-2006, đồng thời là người sáng lập và Giám đốc của Hội đồng Công trình Xanh Canada. Đến từ thành phố Leeds của Anh Quốc, Kevin đã tập trung vào thiểt kế xanh trong suốt 15 năm qua. Tầm nhìn của ông đã dẫn tới dự án được Chứng nhận Vàng LEED đầu tiên ở Canada, dự án chứng nhận vàng LEED-EB đầu tiên tại Bằc Mỹ, và việc hoàn tất mỹ mãn 20 dự án được Chứng nhận LEED với hơn 30 dự án đã đăng ký đang chờ được chứng nhận .Ông là một Thành viên Danh dự của Học Viện Hoàng gia Canada và Hội kiến trúc BC, và là trợ giáo tại Trường Đại học Kiến trúc McGill. Kazuo Iwamura, M.E. là Giáo sư Khoa Mội trường và Thông tin học của Học Viện Công nghệ Musashi tại Yokohama Nhật bản và là CEO của công ty TNHH IWAMURA Atelier. Ông cũng là Chủ tịch Uỷ ban Kiến trúc Xanh & Bền vững của ARCASIA, Hội viên Hội đồng UIA Khu vực IV (Châu Á + Châu Đại dương), Giám đốc Chương trình Hoạt động Kiến trúc UIA vì một Tương lai Bền vững và là thành viên của Ủy ban Hội đồng Công trình Xanh Thế giới. Stephen Siu Yu Lau, Tiến sĩ, là Giáo sư Khoa Kiến trúc Trường Đại học Hồng Kông. Ông là Chủ nhiệm Khoa Kiến trúc năm 2006, và là Phó Chủ nhiệm từ năm 1998 – 2006. Tốt nghiệp Khoa Kiến trúc Barlett tại London, Stephen tập trung vào khoa học xây dựng và môi trường bền vững. Hiện thời ông là thành viên của Hội Sáng kiến Quốc tế về Môi trường Xây dựng iiSBE có trụ sở tại Ottawa, Canada, và đã xuầt bản hơn 30 bài báo khoa học và nhiêu sách chuyên ngành. Deo Prasad, Tiến sĩ, là Giám đốc Chương trình Phát triển Bền vững tại Đại học New South Wales. Ông đã làm việc cho các dự án quan trọng bao gồm ngôi làng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời đầu tiên của Úc, xác nhận khoa học các công cụ mô phỏng máy tính để dự đoán hiệu suất năng lượng của công trình và các công cụ đánh giá công trình xanh có liên quan, mô phỏng hiệu suất tiên tiến của công trình có sử dụng phần mềm tạo mô hình phức hợp và các dự án Olympics Xanh. Ông đã đoạt Giải thưởng National Innovation Award của Úc và Giải thưởng Nhà nước Trái đất Xanh 2004 của New South Wales. Về Cuộc thi Cuộc thi Giải FuturArc được tập đoàn BCI khởi xướng thông qua tập san FuturArc để truyền cảm hứng tới các nhà kiến trúc và các chuyên gia xây dựng khác nhằm phác hoạ những sáng kiến thiết kế cho Công trình xanh ở Châu Á – Thái bình dương. Khuôn khổ cuộc thị khuyến khích những người tham dự làm việc như những đội hợp nhất để tạo ra những giải pháp công trình Xanh chính thống. Việc quảng cáo chung quanh cuộc thi nhằm đề cao năng lực thiết kế công trình Xanh cũng như tầm quan trọng của công trình Xanh đối với môi trường. Về Đơn vị Tổ chức Tập san FuturArc là Đơn vị Tổ chức Cuộc thi nhằm đề cao Công trình Xanh ở Đông Nam Á, Úc và Trung Quốc. Tập san FuturArc được tập đoàn BCI xuẩt bản hàng quý để ghi nhận sự ảnh hưởng đáng kể của các cao ốc vào xã hội và môi trường. FuturArc ủng hộ ngành kiến trúc thể hiện được tính sáng tạo, trách nhiệm với xã hội và tính bền vững. Hãy vào www.futurarc.com để biết thêm thông tin. |
Thứ Ba, 30 tháng 9, 2008
Giải thưởng FuturArc dành cho thiết kế công trình xanh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét