Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Sưu tập các công trình kiến trúc


Thiết kế của Kengo Kuma’s - Next Gene: 20

Có 1 trào lưu mới hiện nay đó là những khách hàng giàu có có thú vui sưu tập các công trình kiến trúc, họ coi đó giống như việc sưu tập tem. Tại Nội Mông, Đài Loan, Nam Phi và Brazil, các nhà đầu tư mời chào các tên tuổi lớn, các kiến trúc sư trẻ bằng hàng loạt các dự án xây dựng những công trình lớn với phong cách kiến trúc tự do, phong phú và khác lạ. Lợi ích mà các nhà đầu tư đưa ra thì rất dễ nhận biết, đó là các kiến trúc sư sẽ có được sự tín nhiệm, uy tín cũng như sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên xét 1 cách tổng quan thì giá trị về mặt kiến trúc của các dự án này lại là 1 câu hỏi chưa có lời giải đáp. “Trong 1 số trường hợp, đây là sự giải phóng, là cuộc cách mạng trong kiến trúc, trong 1 số trường hợp khác thì đây lại là 1 mưu mẹo không thể ngờ đến đó là lợi dụng danh tiếng và tài năng của các kiến trúc sư nhằm vào 1 mục đích là quảng cáo, tạo lợi thế về kinh doanh trong thời buổi cạnh tranh ngày càng khốc liệt. ” đó là nhận xét của nhà nghiên cứu kiến trúc Charles Jencks. Theo quan điểm của ông “Đây là 1 mối nguy hiểm tiềm tàng cho những kiến trúc sư nào mạo hiểm với danh tiếng của mình” .

Tuy nhiên rất nhiều kiến trúc sư trẻ ngày nay đều không ngại mạo hiểm mà sẵn sàng đón nhận những thách thức này. Trong dự án tại Nội Mông, được biết đến với cái tên Ordos100, 100 kiến trúc sư từ nhiều nước trên thế giới mỗi người đã chịu trách nhiệm thiết kế 1 biệt thự, họ đã góp phần tạo lên 1bộ sưu tập các công trình kiến trúc. Việc xây dựng khu biệt thự 2 tầng này chỉ là chặng đầu tiên của dự án xây dựng khu công viên văn hóa. Nhà đầu tư của dự án này, tỷ phú & cũng là 1 nhà sưu tập các tác phẩm nghệ thuật, ông Cai Jiang đã Ordos 100 nó như 1 chất xúc tác cho việc đô thị hóa vùng đất khô cằn này. Cai Jiang đã mời Ai Weiwei, họa sỹ, nhà thiết kế người Hoa tham gia với tư cách là người đưa ra quy hoạch tổng thể kiêm quản lý dự án. Herzog & de Meuron cũng giúp Cai đưa ra danh sách 100 kiến trúc sư từ 27 quốc gia. Trong những người được chọn có những tên tuổi nổi tiếng như Atelier Bow-Wow, kiến trúc sư đến từ Tokyo; Johnston Marklee (USA), Alejandro Aravena (Chile), DRDH và Simon Conder Associates đến từ London. Đến thời điểm này, 100 mô hình của dự án đều đã được trưng bày và việc xây dựng đã bắt đầu từ mùa hè năm ngoái.

Julien De Smedt, kiến trúc sư của văn phòng JDS Architects đến từ Copenhagen, là 1 trong số những người tham gia vào dự án này cũng đã tỏ ra nghi hoặc khi phát biểu “chúng tôi không biết ai sẽ đến sống tại đây và ngay cả việc họ sẽ sống ở đây như thế nào” bởi ” theo 1 cách nào đó, đây chỉ là cuộc thử nghiệm nhằm thăm dò tâm lý & phản ứng của xã hội”.

“Có 1 sự khát khao tri thức tại đây” đó là nhận xét khác của Simon Conder “thật là 1 liều lĩnh và mạo hiểm xét trên mọi phương diện khi người ta cứ tìm cách trả lời câu hỏi ở phương Tây người ta xây dựng những công trình này như thế nào và liệu có thể áp dụng phương pháp đó (theo hướng tích cực) tại mảnh đất này” rằng ” ngay cả bản thân chúng tôi cũng không chắc về việc chúng tôi sẽ truyền đạt lại được cho họ những gì”

Một dự án tương tự cũng đã được thực hiện tại Aodi, 1 thị trấn nhỏ thuộc Đài Bắc, Đài Loan. Tại 1 bãi đá lớn trông ra Thái Bình Dương, 20 biệt thự cũng đã được thiết kế bởi 20 kiến trúc sư trẻ, trong đó có 10 kiến trúc sư bản địa. Đây cũng là 1 phần của dự án Next Gene: 20. Các kiến trúc sư phải làm nổi bật được nét đặc trưng của khu vực này và phải coi đó kim chỉ nam, là linh hồn của các thiết kế. Đây là 1 yêu cầu, 1 tham vọng xa xỉ, khác hẳn với những gì diễn ra ở Nội Mông. Đã có những thông điệp mang tính chỉ trích yêu cầu họ suy nghĩ về tương lại của các công trình này, cũng như sự tương tác giữa chúng và môi trường tự nhiên ở khu vực. Chủ đầu tư dự án này là Lu Tai-Nien, 1 nhà thầu khoán làm giàu từ ngành công nghiệp in ấn. Ông mô tả dự án của mình là 1 cơ hội để tiếp cận đến lịch sử kiến trúc thế giới. Đồng thời, ông đã đề cập 1 cách rất rõ ràng, rành mạch về các yếu tố quyết định đến việc lựa chọn kiến trúc sư. Theo như Marco Brizzi, quản lý kiêm giám đốc dự án: “Ông ta muốn mời những kiến trúc sư thuộc thế hệ giữa, nghĩa là những người đã có kinh nghiệm nhưng không thực sự quá nổi tiếng. “ Những tên tuổi đã tham gia dự án này bao gồm có JDS, MVRDV(Hà Lan), kiến trúc sư người Nhật Kengo Kuma và cả IAN+ đến từ Italia.

Các thiết kế của dự án Next Gene: 20

Akihisa Hirata
Hailim Suh
MVRDV
Toshiko Mori
GRAFT
Yung Ho Chang
JDS Architects

IAN+

IAN+
Fernando Menis

Dự án tại Nam Phi cũng mang những nét tương tự với sự tham gia của các kiến trúc sư nước ngoài bản địa. Đó là Dự án nhà ở 10x10 Design Indaba nhằm tiến tới kỷ niệm 10 năm Hội thảo thiết kế Indaba. Sáng lập viên Ravi Naidoo đã mời 10 kiến trúc sư trong đó có cả người khai sinh tổ chức “Kiến trúc vì con người”, 1 tổ chức từ thiện phi lợi nhuận được thành lập nhằm tìm kiếm và nâng đỡ các giải pháp về kiến trúc thiết kế hướng tới mục tiêu vì cộng đồng. Cùng với Thomas Heatherwick, Will Alsop và David Adjaye, họ sẽ cộng tác với các đồng nghiệp Nam Phi để đưa ra thiết kế nhà dân với chi phí thấp (ít hơn 5000 bảng Anh).

Dự án này ban đầu đã vấp phải 1 số khó khăn, khi Will Alsop bỏ cuộc vì không thể hợp tác làm việc với các kiến trúc sư bản địa. Tuy nhiên khi được hỏi về việc liệu có nên mở rộng phạm vi lựa chọn và mời những tên tuổi lớn trên thế giới thì Ravi Naidoo đã kiên quyết giữ quan điểm của mình. Ông nói ” Đây hoàn toàn không phải vấn đề về thương hiệu, tên tuổi, mà là ở tài năng cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề của họ. Đừng bao giờ đưa ra lời đề nghị khiếm nhã như vậy. Nhiệm vụ của dự án này là phục vụ cho con người, đem lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, đó cũng chính là những điều giữ cho chúng tôi luôn đi đúng hướng trong suốt 10 năm hoạt động. Cái chúng tôi trông đợi không phải là những thiết kế mang vẻ đẹp hào nhoáng, những ý tưởng mơ mộng hão huyền”.

Các thiết kế của dự án nhà ở 10x10 Design Indaba

Egret West
Henning Rasmuss
SMC Alsop
Shigeru Ban
Mark Dytham
Cameron Sinclair

Cách thức tổ chức dự án này thực ra không hẳn là mới. Mies van der Rohe và Le Corbusier cũng đã tổ chức 1 dự án nổi tiếng như vậy từ năm 1927 với việc tham gia của 21 kiến trúc sư đã cùng nhau thiết kế và xây dựng Weissenhof Estate tại Stuttgart cho Liên đoàn lao động Đức (Deutsche Werkbund), đây được coi là 1 trong những đại diện đầu tiên của phong cách kiến trúc đa quốc gia. Gần đây có thể nói đến hãng nội thất Vitra khi tham vọng sưu tập các công trình kiến trúc đặc sắc trong dự án Weil-am-Rhein campus. Ngay chính Vitra cũng gọi dự án này là “1 trò chơi nguy hiểm, 1 dự án vô cùng linh động, vượt qua mọi ranh giới về văn hóa, phong cách kiến trúc, là 1 ẩn dụ cho sự thay đổi không ngừng nghỉ. Bản thân kiến trúc luôn phát triển không ngừng và cũng giống như thế giới này, chẳng thể nào đoán trước được chiều hướng đó “

Các khu công nghiệp như thành phố Paju Book hay thung lũng Heyri Art tại Hàn Quốc cũng triển khai theo cách tương tự như vậy. Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến và quy mô hơn. Theo như Adrian Forty, giáo sư về lịch sử kiến trúc tại Bartlett nhận xét ” Mặc dù xuất phát từ xu hướng sưu tập các tên tuổi lớn, nhưng các hoạt động này đang dần trở thành việc giới thiệu, đánh bóng tên tuổi của các nhà đầu tư tư nhân, và họ lựa chọn các kiến trúc sư 1 cách chủ quan chứ không qua các cuộc thi”. Có 1 điều đáng nói ở đây, mô hình này là 1 cách rất nhanh để thu hút, quy tụ những tinh hoa văn hóa trên thế giới đến với các thành phố, thị trấn mới đang mọc lên như nấm ở các quốc gia đang phát triển hiện nay.

Ưu thế của việc lựa chọn các kiến trúc sư trẻ như trong dự án Ordos100 là đối với nhiều người trong số họ thì đây là cơ hội, thử thách đầu tiên. Với những người lâu năm trong nghề hơn như Simon Conder thì đơn giản là 1 dịp để học tập kinh nghiệm ” Điều tuyệt nhất của dự án này là được gặp gỡ 100 kiến trúc sư từ mọi nơi trên thế giới. Điều này thật phi thường và cực kỳ thú vị. Và chúng tôi đã trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Nhiều nhà phê bình chỉ trích dự án này và đặt cho nó cái tên là “The zoo”“.

Một lần nữa Jencks đã đưa ra lời cảnh báo: “100 kiến trúc sư làm việc hết mình tại 1 nơi hoang vắng như vậy thì thật giống như việc bán rẻ danh tiếng của mình. Nếu tôi là 1 trong số họ, không bao giờ tôi để mình bị mua chuộc như vậy. Các kiến trúc sư trẻ còn đầy những cuộc chiến đấu oanh liệt nhằm ghi dấu tên tuổi của mình ở thế giới rộng lớn này. Nếu các nhà đầu tư muốn lợi dụng các kiến trúc sư vì nghĩ họ không có con đường nào khác để đi lên, và họ sẵn sàng tự nguyện để bị lợi dụng thì tôi phải nói rằng, cả 2 phía nên thận trọng. Việc này có khi lại là cực kỳ mạo hiểm.” Là 1 trong những người lo sợ rằng kết quả của dự án này sẽ không được như mong muốn, Adrian Forty cũng bày tỏ rằng “phải có sự quan tâm để mắt đến dự án này bởi e rằng họ đang hành động mà không cân nhắc”.

Có lẽ do Ordos100 là dự án quá mạo hiểm nên ngay cả Brizzi, giám đốc kiêm quản lý dự án Next:Gene 20 cũng đưa ra tuyên bố: “Rõ ràng là có sự khác biệt khi so sánh dự án của chúng tôi với dự án phát triển có định hướng với quy mô lớn như vậy, ở đây chúng tôi tập trung vào chất lượng và mục tiêu rõ ràng của dự án. Về mô hình thương mại có thể tương tự nhau, nhưng chúng tôi luôn coi trọng yếu tố văn hóa trong thiết kế của mình”.

Tuy nhiên có 1 điều mà người ta không mấy chú ý về điểm chung của các dự án kiểu này, đó là chúng ở quá xa. Đây là 1 điều rất đáng tiếc, Conder bày tỏ ” Thật bất bình thường khi phải đi đến tận Nội Mông để thực hiện dự án này khi mà bạn có thể xây dựng nó ở bất cứ đây, Milton Keynes chẳng hạn”

Các thiết kế của Dự án Ordos100

MOS
NL Architects
Jan de Vylder
Estudio Barozzi Veiga
( nguồn kienviet.net )

Không có nhận xét nào: