FuturArc 2009 đưa ra 2 đề tài trong đó đề tài 1 thiết kế Trung tâm cộng đồng/ Xúc tiến nhanh. Đây sẽ là trung tâm công cộng có tổng diện tích sàn khoảng 8000 đến 12000m2 được thiết kế trong 1 công trình do thí sinh tự lựa chọn ở thành phố đang cư ngụ. Đề tài 2 là 1 dự án có thật do 1 chủ đầu tư tại Indonesia cung cấp.
FuturArc2009 bắt đầu từ 01/07 đến 31/12/2008 đã thu hút hơn 20 quốc gia tham gia, cùng với 127 phương án dự thi (gấp hơn 2 lần FuturArc2008). Đây là lần thứ 2 cuộc thi này được tổ chức. Các giải được trao bao gồm có giải nhất, giải nhì, giải 3 và giải đặc biệt của Autodesk được trao cho 2 nhóm đối tượng dự thi, Sinh viên và các Kiến Trúc Sư.
Điều đáng tự hào là trong cuộc thi này, các kiến trúc sư và các sinh viên kiến trúc nước ta đã chứng tỏ tài năng của mình với 2 phương án đạt giải của nhóm sinh viên, 2 phương án của các kiến trúc sư. Trong đó có 2 phương án đạt giải nhất & giải đặc biệt do Autodesk trao tặng, 2 phương án còn lại đạt giải 3. Toàn bộ cả 4 phương án này đề chọn thiết kế trung tâm cộng đồng/ Xúc tiến nhanh.
Giải thưởng giành cho các Kiến trúc sư
Giải nhất & giải thưởng đặt biệt
được trao cho kiến trúc sư nhóm các KTS DOAN THANH HA, DANG XUAN HOA HOANG VAN DUY, TRAN NGOC PHUONG Hanoi, Vietnam.
Doan Thanh Ha cùng với các đồng nghiệp, Dang Xuan Hoa, Hoang Van Duy và Tran Ngoc Phuong, có chung niềm đam mê về kiến trúc xanh. Hiện anh đang là nghiên cứu sinh về tại đại học kiến trúc Hà Nội về lý luận và lịch sử kiến trúc. Anh đã đóng góp nhiều bài báo trên các tạp chí về kiến trúc trong nước và đã sở hữu 1 số giải thưởng trong nước và quốc tế.
Địa điểm : Làng Thổ Hà, Bắc Giang. Trung tâm cộng đồng sẽ nằm ở khu đất giữa chùa và đình làng, các công trình được bố trí 2 bên sân, gồm có các hạng mục cần thiết theo như yêu cầu của cuộc thi.
” Một công trình mang đậm tính địa phương, mang vẻ đẹp hài hòa tự nhiên và đem lại 1 không gian yên bình” là nhận xét của Kevin Hydes, thành viênhội đồng giám khảo
Hội trường chính, nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, được thiết kế dựa trên ý tưởng từ chiếc nón lá, một vật dụng quen thuộc của người dân nông thôn. Sử dụng các vật liệu địa phương như tre, nứa để làm mái, khung nhà, đặc biệt ưu điểm của dự án này là tái sử dụng gạch ngói cũ, bỏ đi của làm gốm Thổ Hà.
Nằm ven bờ sông Cầu, mặt sông chính là tấm gương khổng lồ phản chiếu ánh sáng mặt trời để chiếu sáng nội thất bên trong công trình. Thiết kế này cũng tận dụng được gió hồ để tạo sự thông gió, thoáng khí trong nhà.
Giải 3
Giải 3 được trao cho DO TUAN VIET,NGUYEN VAN QUANG, London, UK. Do Tuan Viet hiện đang là cố vân về các công trình kiến trúc xanh tại Atelier Ten. Anh là thành viên của AIA và đã hoàn thành tấm bằng Thạc sĩ tại Đại học London năm 2004. Công trình nghiên cức thạc sĩ của anh về kiến trúc sử dụng ít năng lượng đã được xuất bản và đạt giải thưởng quốc tế năm 2006. Nguyen Van Quang hiện cũng đang hoàn thành khóa học Thạc Sĩ tại University of Brighton (UK), anh theo đuổi nghiên cứu về các kế hoạch cải tiến hệ thống Eco-Bus tại London. Anh có chứng chỉ về thiết kế của Smart Geometry Group và đã từng là trưởng nhóm 3D cho công ty NKB Archi tại Việt Nam.
36 phố cổ Hà Nội - Trung tâm cộng đồng
Sức sống mới cho mảnh đất bị lãng quên, lấy ý tưởng từ tà áo dài của người con gái VN, hình ảnh nón lá, chiếc nơm úp cá hay trống đồng Đông Sơn. Tính thuyết phục dự án nằm ở bảng phân tích rất tỉ mỉ điều kiện khí hâu của vùng, từ ánh sáng mặt trời, gió, mưa, nhiệt độ & độ ẩm của Hà nội trong 12 tháng.
“một bước đi vững chắc dựa trên những hiểu biết thực tế rất cụ thể về điều kiện sinh học, tự nhiên của khu vực ” là nhận xét của Kevin Hydes, thành viênhội đồng giám khảo
Với mục tiêu ” Road to a green & zero carbon architecture ’ đưa ra lộ trình cụ thể của việc thiết kế công trình, sử dụng vật liệu địa phương, tái sử dụng rác thải, sử dụng nguồn nước hợp lý
Các giải giành cho Sinh viên ngành Kiến Trúc
Giải nhất & giải thưởng đặt biệt
Giải nhất & giải thưởng đặt biệt do Autodesk được trao cho sinh viên Phạm Hữu Lộc - sinh viên năm cuối đại học Kiến trúc Hà Nội. Hiện anh đã nắm giữ trong tay nhiều giải thưởng trong nước về kiến trúc tuy nhiên đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên của anh.
Phương án mà anh đưa ra cho trung tâm cộng đồng là thiết kế 1 công trình từ vật liệu tre, với mục tiêu “Green Architecture is to ” Green” Life Quanlity “. Sinh viên này đã đưa ra giải pháp sử dụng các nguồn năng lượng mới như phong điện, năng lượng mặt trời, xử lý & dự trữ nước mưa, nước ngầm cho công trình của mình. Công trình sẽ được chiếu sáng chủ yếu bằng ánh sáng tự nhiên, tận dụng gió trời để tạo sự thông gió. Quá trình thi công sẽ xử dụng các thành phần gia công sẵn, dễ dàng lắp ghép và sử dụng, điều này sẽ giảm được tối đa thời gian và chi phí xây dựng công trình.
Nhận xét của Ray Cole, thành viên hội đồng về phương án này “Thực sự ấn tượng trong cách nhận thức đúng đắn và chính xác khi cân nhắc giải quyết các nhiệm vụ thiết kế. Công trình này thực sự là 1 thực thể sống, sinh viên này đã rất thành công trong việc kết hợp hài hòa các yếu tố về con người, xã hội, môi trường. “
Ưu điểm của dự án này là áp dụng phương pháp thiết kế theo ” block modules ” nhằm tạo ra các các không gian đa chức năng, với khả năng tùy biến cao theo nhu cầu sử dụng thực tế. Đồng thời, bản phân tích sức gió trong 4 mùa của khu vực đã làm tăng sức thuyết phục trong giải pháp sử dụng năng lượng thông minh mà sinh viên này đã đưa ra.
Giải 3
Giải 3 được trao cho GIANGVUHOA, CUONGPHAMHOANG, 2 sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Phạm Trung Hiếu, họ mong muốn sẽ tạo nên 1 môi trường sống bền vững thông qua kiến trúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét